Thuốc Tobrameson có các tác dụng trong điều trị các triệu chứng nhiễm khuẩn ở hệ tuần hoàn, hệ tiết niệu, nhiễm trùng huyết và các nhiễm khuẩn gây ra do những loại vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Bạn đọc có thể theo dõi bài viết dưới đây để biết Tobrameson là thuốc gì?
1. Tobrameson là thuốc gì?
Thuốc Tobrameson được chỉ định điều trị về các tình trạng viêm của mắt như: Viêm kết mạc và giác mạc. Ngoài ra, thuốc còn được dùng để điều trị các nhiễm khuẩn trong hệ tuần hoàn, hệ tiết niệu, nhiễm trùng máu và các nhiễm khuẩn do các loại vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Thuốc Tobrameson được sản xuất và đăng ký bởi Công ty cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội - VIỆT NAM, có SĐK:VD-30324-18.
Thuốc Tobrameson được điều chế dưới dạng dung dịch nhỏ mắt, đóng gói theo hộp 1 ống với các dung tích 2ml, 3ml, 5ml, 8ml, 10ml, mỗi 1ml. Thuốc có chứa các thành phần chính là Tobramycin- dưới dạng Tobramycin Sulfat hàm lượng 3mg và Dexamethason Phosphat- dưới dạng Dexamethason natri phosphat hàm lượng 1mg.
2. Thuốc Tobrameson được chỉ định khi nào?
Thuốc Tobramycin được chỉ định dùng để trong điều trị các nhiễm khuẩn như:
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- Nhiễm khuẩn trong hệ tuần hoàn và hệ tiêu hóa .
- Nhiễm trùng máu.
- Nhiễm trùng xương.
- Nhiễm trùng da và các mô mềm ở dưới da.
- Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương.
- Các nhiễm khuẩn do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây ra.
- Điều các nhiễm khuẩn do E. coli và Staphylococcus (lựa chọn thứ 2 trong điều trị).
- Điều trị các bệnh nhiễm trùng ở mắt như: Viêm giác mạc, viêm kết mạc, viêm túi lệ, mí mắt, đau mắt hột và lên lẹo ở mắt.
3. Cách dùng và liều dùng của thuốc Tobrameson
3.1. Thuốc nhỏ mắt
Thuốc Tobramycin được điều chế dưới dạng dung dịch nhỏ mắt nên được dùng để nhỏ trực tiếp vào mắt.
Liều dùng như sau:
- Nhiễm khuẩn nhẹ, trung bình: Nhỏ 1 đến 2 giọt vào mắt, số lần từ 3 đến 4 lần/ ngày.
- Nhiễm khuẩn nặng: Nhỏ 1 đến 2 giọt vào mắt, dùng mỗi giờ 1 lần nhỏ và duy trì cho đến khi tình trạng bệnh thuyên giảm, sau đó sẽ giảm dần số lần dùng thuốc.
Không dùng thuốc Tobramycin quá 15 ngày sau lần đầu tiên mở nắp và để tránh lây nhiễm bệnh thì không dùng chung 1 lọ cho nhiều người.
3.2. Thuốc tiêm, truyền
Thuốc Tobramycin có thể được dùng bằng đường tiêm bắp (IM) và truyền tĩnh mạch (IV).
Tiêm IM:
- Người lớn: Đối với người bệnh có chức năng thận bình thường, liều dùng Tobramycin là 1mg thuốc/ kg cân nặng, dùng trong mỗi 8 giờ. Điều trị Tobramycin trong khoảng từ 7 đến 10 ngày. Đối với người bệnh bị nhiễm trùng nặng, có thể tăng liều 5mg thuốc/ kg cân nặng /ngày. Tuy nhiên nên giảm liều này xuống còn 3mg thuốc/ kg cân nặng/ ngày càng sớm càng tốt.
- Trẻ em: Dùng liều từ 3 -5 mg/ kg cân nặng/ ngày, chia thành các liều bằng nhau, dùng trong mỗi 8 đến 12 giờ. Đối với trẻ sơ sinh - cân nặng từ 1,5 đến 2,5 kg, dùng liều 2mg thuốc/ kg cân nặng trong mỗi 12 giờ.
Truyền IV:
- Khi không thể dùng đường tiêm IM mới nên dùng đường truyền IV.
- Pha dịch truyền cần chú ý: Nồng độ Tobramycin không vượt quá 1mg/ml (0,1%). Thời gian truyền Tobramycin từ 1 đến 2 giờ.
- Liều khi dùng đường IV tương tự như đối với liều dùng thuốc đường tiêm IM.
- Không nên dùng kết hợp Tobramycin với các thuốc khác để tránh những tương tác không mong muốn. Đối với người bệnh bị suy thận cần điều chỉnh liều cho phù hợp.
- Tương hợp: Thuốc Tobramycin tương hợp với hầu hết các dịch truyền theo đường tĩnh mạch hiện nay. Tuy nhiên thuốc không tương hợp được với dung dịch Heparin và có thể gây ra tương tác hóa học với B-lactam.
- Tương kỵ: Thuốc Tobramycin tương kỵ với các chất Clyndamycin Phosphate Alcohol, Sargramostin và Carbenicillin. Vì vậy không pha lẫn với các thuốc khác trong cùng một bơm tiêm và cùng 1 đường truyền tĩnh mạch.
- Cần áp dụng chính xác liều dùng cách dùng thuốc Tobrameson theo đúng hướng dẫn sử dụng niêm yết trong hộp hoặc theo sự chỉ dẫn của bác sỹ. Người bệnh không tự ý thay đổi liều dùng để được an toàn và đạt hiệu quả cao.
4. Thuốc Tobrameson gây ra những tác dụng phụ nào?
Đối với người bệnh có chức năng thận bình thường, khi dùng thuốc Tobrameson đúng liều lượng thì các tác dụng phụ xảy ra với tỉ lệ rất thấp.
Đối với người già, người bị suy thận khi dùng thuốc Tobrameson quá liều thì có nguy cơ cao xảy ra các tác dụng ngoài ý muốn. Cụ thể có thể có các tác dụng phụ như:
- Ở nhóm kháng sinh Aminoglycosides có các phản ứng phụ đặc trưng là gây độc tính trên ốc tai của dây thần kinh số 8 như chóng mặt, thị lực giảm, giật nhãn cầu, ù tai.
- Tăng BUN và tiểu ít.
- Thiếu máu, mất bạch cầu hạt, tiểu cầu và bạch cầu giảm.
- Sốt, phát ban, mẩn ngứa.
- Khả năng định hướng giảm, đau đầu, hay quên, ngủ li bì và nôn buồn nôn.
- Một số bất thường khác có thể xảy ra như tăng chỉ số SGOT, SGPT và Lactic Dehydrogenase, làm giảm Kal, Canxi, Magiê và Natri trong huyết thanh.
Thông thường, những tác dụng phụ này sẽ mất đi khi người bệnh ngưng sử dụng thuốc Tobrameson. Tuy nhiên, cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu người bệnh gặp những biểu hiện hay trạng thái bất thường nào khi dùng thuốc để được hướng dẫn và có cách xử trí kịp thời.
5. Khi dùng thuốc Tobrameson cần lưu ý những gì?
Nên lưu ý và thận trọng khi dùng thuốc Tobramycin cho những nhóm đối tượng sau:
- Thận trọng dùng Tobrameson cho người cao tuổi và trẻ em < 15 tuổi.
- Người bệnh suy gan/suy thận và hôn mê gan.
- Người bệnh bị nhược cơ.
- Người bệnh mắc viêm loét dạ dày.
- Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc Tobrameson.
- Phụ nữ mang thai: Cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng thuốc vì các kiểm nghiệm vẫn có nguy cơ khi dùng.
- Phụ nữ đang cho con bú: cần cân nhắc thật kỹ giữa lợi ích và nguy cơ của cả mẹ và bé. Nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Tobrameson, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Tobrameson điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.