Thuốc Tnpbetasone có thành phần chính là Betamethason thuộc nhóm thuốc chống dị ứng. Thuốc được bác sĩ kê đơn dùng trong các trường hợp quá mẫn. Tìm hiểu thông tin về công dụng, liều dùng giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị, tránh được các tác dụng phụ không mong muốn.
1. Thuốc Tnpbetasone là thuốc gì?
Thuốc Tnpbetasone là thuốc gì? Thuốc Tnpbetasone có thành phần chính là Betamethason thuộc nhóm thuốc chống dị ứng và được chỉ định dùng trong các trường hợp quá mẫn.
Thuốc Tnpbetasone được bào chế dưới dạng viên nang cứng, đóng gói hộp 10 vỉ x 10 viên; Lọ 200 viên và lọ 500 viên.
2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Tnpbetasone
2.1.Chỉ định
Thuốc Tnpbetasone có tác dụng gì? Thuốc Tnpbetasone được chỉ định trong các trường hợp sau đây:
- Chỉ định điều trị các trường hợp bệnh nhân có bệnh đường hô hấp phức tạp, dị ứng da và mắt, rối loạn viêm mắt.
- Chỉ định điều trị ở những người bệnh cần được chỉ định thêm liệu pháp corticosteroid có tác dụng toàn thân.
2.2. Chống chỉ định
Chống chỉ định sử dụng thuốc Tnpbetasone trong những trường hợp sau đây:
- Người bệnh có tiền sử bị quá mẫn với một hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc Tnpbetasone
- Trẻ sinh non, trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 6 tuổi
- Người bệnh đang dùng thuốc ức chế monoamin oxydase (MAO).
- Người bị nhiễm nấm toàn thân.
- Người bệnh bị loét dạ dày, tá tràng.
- Tăng nhãn áp góc hẹp.
- Người mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt, tắc cổ bàng quang.
Chống chỉ định sử dụng thuốc Tnpbetasone là chống chỉ định tuyệt đối, nghĩa là không vì bất kỳ lý do nào mà chống chỉ định được tùy ý thay đổi thành việc có thể sử dụng được.
3. Liều lượng và cách dùng thuốc Tnpbetasone
Thuốc Tnpbetasone được bào chế dưới dạng viên nang cứng nên người bệnh cần dùng thuốc theo đường uống. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều dùng thuốc, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Liều dùng thuốc Tnpbetasone như sau:
- Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: Liều lượng thuốc Tnpbetasone khởi đầu: Sử dụng 1-2 viên x 4 lần/ngày. Bạn nên uống thuốc sau khi ăn và lúc đi ngủ. Cần chú ý không sử dụng quá 8 viên/ngày.
- Trẻ em từ 6 - 12 tuổi: Liều lượng thuốc Tnpbetasone khuyến cáo: Sử dụng 1⁄2 viên x 3 lần/ngày. Nếu trong trường hợp cần bổ sung thì nên uống thêm vào lúc đi ngủ. Cần chú ý không sử dụng quá 4 viên/ngày.
Cần lưu ý: Liều lượng thuốc Tnpbetasone trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng đơn thuốc đã được bác sĩ chỉ định. Không sử dụng thuốc nhiều hơn với mong muốn đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh.
4. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Tnpbetasone
Trong quá trình sử dụng thuốc Tnpbetasone, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ với tần suất như sau:
Tác dụng phụ thường gặp:
- Gây hiện tượng giữ natri, nước, tăng đào thải kali.
- Rối loạn kinh nguyệt, hội chứng Cushing, giảm dung nạp với glucose, chậm tăng trưởng ở trẻ em, người bệnh có biểu hiện bệnh tiểu đường tiềm ẩn.
- Người bệnh bị teo cơ, yếu cơ, loãng xương, gãy xương, rạn nứt cột sống, hoại tử vô khuẩn ở đầu xương đùi.
- Ngủ gà
- Khô miệng.
Tác dụng phụ ít gặp:
- Người bệnh bị loét dạ dày tá tràng, thủng dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa, viêm tụy cấp.
- Rối loạn giấc ngủ, kích động.
- Tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể.
Tác dụng phụ hiếm gặp
- Một số trường hợp khi sử dụng thuốc Tnpbetasone, người bệnh xuất hiện mụn trứng cá, bầm tím, chậm liền sẹo, rậm lông.
- Chóng mặt, buồn nôn.
Những tác dụng phụ trên đây có thể chưa liệt kê hết được những tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình sử dụng thuốc Tnpbetasone. Do đó, nếu trong quá trình sử dụng, người bệnh gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào nghiêm trọng cần ngừng sử dụng thuốc ngay và báo cho bác sĩ được biết, tránh những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
5. Thận trọng và chú ý khi sử dụng thuốc Tnpbetasone
Thận trọng khi sử dụng thuốc Tnpbetasone trong những trường hợp sau đây:
- Hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc Tnpbetasone ở người bệnh bị suy tim sung huyết, mới mắc nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, tiểu đường, tăng nhãn áp, động kinh, thiểu năng tuyến giáp, suy gan,,loét đường tiêu hóa, loạn tâm thần, loãng xương, suy thận.
- Trẻ em và người lớn là đối tượng dễ mắc phải những tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt, với trẻ nhỏ, corticosteroid có thể gây chậm lớn.
- Các bác sĩ thường chống chỉ định sử dụng corticosteroid trong những trường hợp người bệnh bị nhiễm khuẩn cấp không kiểm soát được bằng phương pháp hóa trị liệu kháng khuẩn thích hợp. Thực tế, người bệnh đang dùng liệu pháp corticosteroid cũng dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn hơn, thậm chí những triệu chứng của những bệnh này có thể bị che lấp.
- Người mắc bệnh lao tiến triển hoặc nghi mắc bệnh lao tiềm ẩn không được sử dụng corticosteroid, trừ trong những trường hợp rất hiếm để dùng bổ trợ cho điều trị với các thuốc chống lao. Theo đó người mắc bệnh lao tiềm ẩn phải được bác sĩ theo dõi chặt chẽ, đồng thời dùng hóa dự phòng chống lao, nếu trong trường hợp sử dụng thuốc kéo dài.
- Nguy cơ mắc bệnh thủy đậu và bệnh zona thể nặng tăng ở những người bệnh chưa có miễn dịch khi sử dụng corticosteroid toàn thân, vì vậy người bệnh phải tránh tiếp xúc với các bệnh này. Người bệnh chưa có miễn dịch nhưng lại tiếp xúc với thủy đậu cần được gây miễn dịch thụ động. Những thận trọng nêu trên cũng được áp dụng tương tự với bệnh sởi. Không sử dụng vắc-xin sống giảm độc lực cho người bệnh đang dùng liệu pháp corticosteroid toàn thân ở liều cao và ít nhất trong ba tháng sau đó. Trong một số trường hợp, có thể dùng vắc-xin chết hoặc giải độc tố, mặc dù đáp ứng miễn dịch có thể giảm.
- Khi dùng thuốc Tnpbetasone dài hạn thì cần phải theo dõi người bệnh chặt chẽ theo định kỳ. Có thể người bệnh cần phải giảm lượng natri, bổ sung calci và kali.
- Thận trọng dùng thuốc Tnpbetasone trong những trường hợp như tăng nhãn áp góc hẹp, bí tiểu, tăng sinh tuyến tiền liệt, tắc nghẽn môn vị tá tràng.
- Tác dụng an thần của hoạt chất dexclorpheniramin maleat có thể tăng lên khi uống rượu hoặc khi dùng đồng thời với các loại thuốc an thần khác.
- Thuốc Tnpbetasone có thể gây ngủ gà, chóng mặt, ảnh hưởng đến tâm thần kinh. Vì vậy những người lái xe và vận hành máy móc cần hết sức chú ý.
- Thận trọng khi sử dụng thuốc Tnpbetasone với người cao tuổi, bởi họ là đối tượng dễ bị nhạy cảm với tác dụng phụ chống tiết acetylcholin.
- Khi dùng thuốc Tnpbetasone cho phụ nữ mang thai và cho con bú cần cân nhắc giữa yếu tố lợi ích và nguy cơ. Bên cạnh đó, chỉ sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ. Với những trẻ có mẹ dùng corticoid kéo dài khi mang thai nên được theo dõi cẩn thận các dấu hiệu thiểu năng thượng thận.
Bảo quản thuốc Tnpbetasone ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu rọi. Bên cạnh đó, người bệnh cần để thuốc Tnpbetasone tránh xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi trong gia đình, tránh để trẻ uống nhầm. Nếu người bệnh thấy thuốc Tnpbetasone đã hết hạn sử dụng, chảy nước, hình dạng méo mó thì tuyệt đối không được sử dụng. Hãy tham khảo công ty môi trường về cách phân hủy thuốc.
Khi sử dụng thuốc người bệnh cần thông báo cho bác sĩ được biết về các loại thuốc, thảo dược, thuốc nam, thuốc bắc, thực phẩm chức năng để bác sĩ được biết và cân nhắc thời điểm, liều lượng, tương tác thuốc không mong muốn xảy ra.
Tóm lại, thuốc Tnpbetasone có thành phần chính là Betamethason thuộc nhóm thuốc chống dị ứng. Thuốc được bác sĩ kê đơn dùng trong các trường hợp quá mẫn. Khi được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc Tnpbetasone, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn, thông tin về thuốc, đồng thời tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc Tnpbetasone khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.