Thuốc Tenamydgel có thành phần chính là Nhôm oxyd, Magnesi hydroxyd, Simethicon. Thuốc được chỉ định điều trị một số bệnh lý đường tiêu hóa. Để đảm bảo an toàn, cũng như tránh được các tác dụng phụ, người dùng cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.
1. Tenamydgel là thuốc gì?
Tenamydgel thuộc danh mục thuốc đường tiêu hoá được bào chế dạng hỗn hợp uống. Thuốc Tenamydgel được sản xuất bởi Công ty cổ phần LD dược phẩm Medipharco-Tenamyd BR s.r.l - VIỆT NAM, theo số đăng ký VD -23199 – 15.
Thành phần chính có trong Tenamydgel gồm:
- Nhôm oxyd hàm lượng 400mg;
- Magnesi hydroxyd 800 hàm lượng 4mg;
- Simethicon hàm lượng 80mg;
Ngoài các thành phần chính, trong thuốc còn chứa các loại tá dược khác như:
- Bột hương cam;
- Vanilin;
- Menthol;
- Aspartam;
- Methyl paraben;
- Sorbitol;
- Ethanol 96%;
- Nước tinh khiết;
Thuốc Tenamydgel được thiết kế vỏ hộp màu xanh dương tên thuốc in màu cam, có biểu tượng chiếc dạ dày màu cam. Mỗi gói mỗi hộp thuốc Tenamydgel có 20 gói bao nhôm, bên trong có chứa hỗn hợp thuốc.
2. Công dụng của thuốc Tenamydgel
- Tenamydgel có công dụng kháng axit, nhuận tràng. Các hoạt chất có trong thuốc Tenamydgel giúp làm tan axit trong dịch vị dạ dày. Giúp giải phóng ra các anion có công dụng trung hòa axit dạ dày, làm chất đệm cho dịch dạ dày. Tuy nhiên, Tenamydgel không tác động đến việc sản sinh ra dịch dạ dày.
- Điều này giúp cho độ pH trong dạ dày tăng, đồng thời làm giảm các triệu chứng tăng axit có trong dạ dày. Ngoài ra, Tenamydgel cũng giúp làm giảm độ axit trong dạ dày – thực quản, giảm tác dụng của men pepsin.
- Công dụng này rất có ý nghĩa ở các đối tượng có các vấn đề về loét đường tiêu hoá. Độ pH tối ưu cho hoạt động của men pepsin là từ 1,5 – 2,5 dp antacid làm tăng pH dạ dày >4. Do đó, công dụng phân giải protein của pepsin là thấp nhất.
Ngoài ra, thuốc Tenamydgel còn có công dụng nhuận tràng. Do đó, nó còn được phối hợp với nhôm antacid để giảm tác dụng gây táo bón của nhôm antacid.
3. Chỉ định Tenamydgel
Tenamydgel công dụng như đã nêu trên, theo đó thuốc được chỉ định cho các đối tượng như sau:
- Viêm dạ dày cấp tính – mãn tính;
- Trào ngược dạ dày – thực quản;
- Viêm hang vị dạ dày;
- Viêm loét tá tràng;
- Một số biểu hiện khó chịu khi chụp X – quang (Đầy hơi, khó tiêu,..);
- Ngộ độc axit, chất ăn mòn gây xuất huyết;
- Ngộ độc kiềm;
Để đảm bảo an toàn khi dùng Tenamydgel, người bệnh hãy tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ.
4. Liều lượng và cách dùng Tenamydgel
Thuốc Tenamydgel được bào chế dạng hỗn hợp uống, do đó, bạn có thể dùng uống trực tiếp.
Với nhóm đối tượng bị loét dạ dày – tá tràng cần uống thuốc Tenamydgel cách bữa ăn 1 – 3 giờ để đạt hiệu quả. Tốt nhất là dùng thuốc trước khi đi ngủ, có thể thêm liều nếu tình trạng đau nhiều.
Liều dùng khuyến cáo Tenamydgel còn tùy thuộc vào từng tình trạng cụ thể. Tuy nhiên, không nên dùng liên tục quá 2 tuần thuốc Tenamydgel. Liều dùng thuốc cụ thể như sau:
4.1. Dùng Tenamydgel điều trị loét dạ dày
- Nếu đối tượng là trẻ em, có thể uống 1/3 – 1 gói Tenamydgel, cách nhau 3 – 6h/ lần hoặc sau 1 – 3h sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ.
- Nếu đối tượng là người lớn, dùng liều Tenamydgel 1 – 3 gói mỗi 3- 6h hoặc cách 1 - 3h sau bữa ăn và trước khi ngủ.
4.2. Dùng Tenamydgel để ngăn ngừa xuất huyết tiêu hóa
- Với trẻ nhỏ, dùng Tenamydgel liều 1/3 gói thuốc mỗi 1 – 2 h/ lần. Với trẻ vị thành niên, dùng 1/3 – 1 gói, mỗi 1 – 2h/ lần.
- Người lớn, dùng 2 – 4 gói Tenamydgel chia 1 – 2h / lần theo hướng dẫn của bác sĩ/ dược sĩ.
4.3. Dùng Tenamydgel kháng acid
Dùng cho người lớn, liều dùng là 2 gói Tenamydgel vào các thời điểm 1 – 3 giờ sau bữa ăn và khi đi ngủ.
5. Chống chỉ định Tenamydgel
Thuốc Tenamydgel không dùng cho nhóm đối tượng sau đây:
- Người bệnh quá mẫn với các thành phần tá dược có trong Tenamydgel;
- Giảm phosphat máu;
- Trẻ nhỏ tuổi;
- Trẻ đang bị mất nước;
- Trẻ bị suy thận;
- Trẻ em >30 tháng có tiền sử động kinh;
Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc Tenamydgel người bệnh hãy tham khảo bác sĩ/ dược sĩ.
6. Tác dụng phụ Tenamydgel
Tenamydgel có thể gây ra các tác dụng phụ gồm:
- Giảm phosphat máu (liều cao và trong thời gian dài);
- Ngộ độc nhôm;
- Nhuyễn xương;
- Táo bón;
- Miệng chát;
- Cứng bụng;
- Buồn nôn;
- Nôn;
- Phân trắng;
- Giảm Magnesi máu;
Theo dõi và cho bác sĩ/ dược sĩ biết những tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải khi dùng Tenamydgel.
7. Tương tác Tenamydgel
Khi dùng thuốc Tenamydgel với các loại thuốc dưới đây có thể gây ra hiện tượng tương tác thuốc:
- Tetracyclin;
- Digoxin;
- Indomethacin;
- Muối sắt;
- Isoniazid;
- Allopurinol;
- Benzodiazepin;
- Corticosteroid;
- Penicilamin;
- Phenothiazin;
- Ranitidin;
- Ketoconazol;
- Itraconazol;
- Aspirin;
Người bệnh hãy cho bác sĩ/ dược sĩ biết các loại thuốc bạn đang dùng, khi sử dụng Tenamydgel để được tư vấn cụ thể.
8. Cảnh báo và thận trọng Tenamydgel
Nhà sản xuất đưa ra một số cảnh báo và thận trọng khi dùng Tenamydgel ở nhóm đối tượng như sau:
- Suy tim sung huyết;
- Suy thận;
- Phù, xơ gan;
- Xuất huyết dạ dày;
- Điều trị thời gian dài phải kiểm tra định kỳ nồng độ phosphat máu;
- Phụ nữ có thai và cho con bú: Có thể sử dụng thuốc Tenamydgel cho nhóm đối tượng này. Chưa có các cảnh báo nguy hiểm khi dùng Tenamydgel cho phụ nữ có thai, cho con bú. Tuy nhiên, đối tượng này khi sử dụng vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Người lái xe và vận hành máy: Thuốc Tenamydgel có thể sử dụng cho đối tượng này.
Thuốc Tenamydgel là thuốc điều trị các vấn đề tiêu hoá theo hướng dẫn của thầy thuốc. Trong quá trình sử dụng có thể gây ra các tác dụng phụ, tương tác thuốc phức tạp. Do đó, khi dùng Tenamydgel hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn.
Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.