Công dụng thuốc Sucrafar

Thuốc Sucrafar có công dụng trong điều trị các bệnh viêm, loét dạ dày - tá tràng. Tìm hiểu một số thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng Silvasten sẽ giúp người bệnh dùng thuốc an toàn và hiệu quả.

1. Sucrafar là thuốc gì?

Sucrafar thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, được bào chế dưới dạng viên nhai, quy cách đóng gói hộp 10 vỉ x 10 viên.

Thành phần Sucralfat 500mg trong Sucrafar là thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày chứa nhôm. Sucralfate có công dụng chính là làm liền sẹo ổ loét thông qua cơ chế bảo vệ tế bào. Từ đó, Sucralfate tạo một phức hợp với các chất như albumin và fribinogen của dịch rỉ kết dính với ổ loét, làm thành hàng rào ngăn cản tác dụng của axit, pepsin cũng như muối mật (Sucralfate cũng gắn trên niêm mạc bình thường của dạ dày - tá tràng nhưng nồng độ sẽ ít hơn nhiều so với vị trí của vết loét). Ngoài ra, Sucralfate còn có công dụng ức chế hoạt động của pepsin, gắn với muối mật, từ đó làm tăng sản xuất prostaglandin E2 và dịch nhầy dạ dày.

Sucralfate có diện tích bề mặt bao phủ nhiều hơn gấp đôi so với bột Sucralfate nên sự bám dính vào niêm mạc rất bền chắc. Với liều 2g/ ngày Sucralfate cho thấy có hiệu quả tương đương 4g/ ngày so với các dạng Sucralfate khác.

2. Chỉ định dùng thuốc Sucrafar

Thuốc Sucrafar có công dụng trong điều trị các tình trạng sau:

3. Liều lượng - Cách dùng thuốc Sucrafar

Liều lượng và thời gian dùng thuốc Sucrafar sẽ do bác sĩ điều trị quyết định. Bởi tác dụng bảo vệ tại chỗ của Sucralfat chỉ đạt được khi người bệnh sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Liều thuốc Sucrafar tham khảo như sau:

  • Điều trị loét dạ dày – tá tràng:
    • Liều Sucrafar thông thường: Sử dụng 1g x 4 lần/ ngày, uống trước mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ; hoặc sử dụng liều Sucrafar 2g x 2 lần/ ngày, uống trước bữa ăn sáng và trước khi đi ngủ.
    • Mỗi đợt điều trị thường kéo dài từ 4 – 8 tuần tùy theo mức độ của bệnh cho đến khi kết quả nội soi hay chụp X - quang cho thấy vết loét lành hẳn. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết thì đợt điều trị có thể kéo dài hơn nhưng không quá 2 tuần.
    • Sucrafar thường cho hiệu quả hơn khi phối hợp với thuốc ức chế histamin H2 hay ức chế bơm proton và các kháng sinh.
  • Phòng ngừa tái phát loét dạ dày – tá tràng:
    • Liều Sucrafar thông thường là 1g x 2 lần/ ngày.
    • Thời gian điều trị với Sucrafar không kéo dài quá 6 tháng.
    • Nên phối hợp Sucrafar với thuốc kháng sinh để loại trừ yếu tố gây tái phát là vi khuẩn Helicobacter pylori.
  • Điều trị trào ngược dạ dày – thực quản:
    • Liều Sucrafar thông thường là 1g x 4 lần/ ngày, uống trước mỗi bữa ăn chính và trước lúc đi ngủ.
    • Trẻ em trên 4 tuổi: Sử dụng liều Sucrafar 40 – 80mg/ kg cân nặng/ ngày chia làm 4 lần. Nên uống thuốc 1 giờ trước mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.

Cách dùng thuốc Sucrafar:

  • Uống thuốc Sucrafar khi dạ dày trống, khoảng 1 giờ trước khi ăn.

Lưu ý: Liều thuốc Sucrafar trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều Sucrafar cụ thể sẽ tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều Sucrafar phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ.

4. Chống chỉ định dùng thuốc Sucrafar

Không dùng Sucrafar trong trường hợp người bệnh quá mẫn với Sucralfat hay với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Chống chỉ định là tuyệt đối. Điều này có nghĩa là không vì bất cứ lý do gì mà có thể dùng thuốcSucrafar trong trường hợp bị chống chỉ định. Mọi quyết định về liều lượng và cách dùng thuốc Sucrafar cần phải tuân theo chỉ định từ bác sĩ.

5. Tương tác với các thuốc khác

Không dùng đồng thời với thuốc Antacid vì có thể ảnh hưởng đến sự bám dính của Sucralfat trên niêm mạc. Nên uống Antacid cách Sucralfat khoảng nửa giờ.

Sucralfat có thể làm giảm sự hấp thu của một số loại thuốc sau khi sử dụng đồng thời:

Sucralfat có thể gắn kết với protein trong thức ăn hay một số loại thuốc khác. Do đó, những người bệnh được nuôi dưỡng bằng ống thông dạ dày nên sử dụng Sucralfat một cách riêng biệt với thức ăn và các thuốc khác.

Để tránh xảy ra các tương tác không mong muốn khi sử dụng Sucrafar, người bệnh hãy thông báo với bác sĩ/ dược sĩ tất cả những loại thuốc, thực phẩm chức năng, vitamin và thảo dược... đang dùng để được kê đơn phù hợp.

6. Tác dụng phụ của thuốc Sucrafar

Tác dụng phụ phổ biến nhất của thuốc Sucrafar là chứng táo bón. Các triệu chứng ít gặp khác bao gồm:

  • Rối loạn hệ tiêu hóa như buồn nôn và nôn, đầy hơi, khó tiêu, khô miệng;
  • Các vấn đề về thần kinh như: Hoa mắt chóng mặt, đau nhức đầu, đau lưng, mất ngủ hoặc buồn ngủ...

Hiếm khi thuốc Sucrafar gây ra các phản ứng quá mẫn như nổi mề đay, ngứa, phù, viêm mũi hay co thắt thanh quản...

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc Sucrafar, bạn hãy thông báo cho bác sĩ hoặc nhờ người thân đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

7. Thận trọng khi dùng thuốc Sucrafar

  • Một lượng nhỏ nhôm trong thuốc Sucrafar có thể được hấp thu qua đường tiêu hóa và thải trừ qua thận. Do đó, nguy cơ tích lũy nhôm xảy ra ở người bị suy thận nặng hay đang phải sử dụng đồng thời với các thuốc chứa nhôm khác.
  • Thận trọng dùng thuốc Sucrafar ở trẻ em dưới 4 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú.

Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Sucrafar. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh không tự ý mua thuốc Sucrafar về nhà điều trị khi chưa có chỉ định và đơn kê của bác sĩ/ dược sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe