Công dụng thuốc Janpetine

Janpetine thuộc danh mục thuốc tiêu hóa, dạ dày, có thành phần gồm: Nhôm oxit (dưới dạng Nhôm hydroxyd gel) 0,3922g; Simethicon (dưới dạng Simethicon emulsion 30%) 0,06g và Magnesi hydroxyd (dưới dạng Magnesi hydroxid 30% paste) 0,6g. Theo dõi bài viết dưới đây để biết Janpetine là thuốc gì? Liều lượng và cách sử dụng ra sao?

1. Công dụng thuốc Janpetine

Công dụng thuốc Janpetine là làm dịu các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa liên quan đến tăng tiết acid dạ dày như: Ợ chua, khó tiêu, nóng bỏng vùng thượng vị. Ngoài ra, loại thuốc này cũng có thể giúp điều trị các triệu chứng tích tụ hơi quá mức trong dạ dày - ruột. Nhờ đó giảm nhanh các tình trạng đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu, nuốt hơi, hội chứng Roemheld).

Người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc Janpetine trong điều trị: Trào ngược dạ dày – thực quản, viêm dạ dày, loét dạ dày - tá tràng, viêm thực quản.

2. Chống chỉ định của thuốc Janpetine

Thuốc Janpetine chống chỉ định trong trường hợp:

  • Người bị mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc Janpetine;
  • Người bị rối loạn chuyển hóa Porphyrin.
  • Người bị suy thận nặng.
  • Người bị suy nhược cơ thể, nhiễm độc kiềm, tiền sản giật, tăng magnesi huyết hoặc giảm phosphat huyết.
  • Những người đang thẩm tách máu, viêm ruột thừa, loét ruột kết, tắc ruột và hẹp môn vị.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi.

3. Liều lượng và cách dùng thuốc Janpetine

Cách dùng: Thuốc Janpetine dùng bằng đường uống, sau bữa ăn từ 1 -3 giờ.

Liều dùng: 1 gói/ lần x 2 lần/ ngày (sau bữa ăn từ 1 - 3 giờ và trước khi đi ngủ hoặc khi bị đau). Tổng liều Janpetine không quá 4g/ ngày.

Lưu ý:

  • Đối với trường hợp điều trị rối loạn tiêu hóa, khó tiêu thì không nên dùng thuốc Janpetine quá 2 tuần.
  • Trong điều trị loét dạ dày tá tràng, người bệnh nên uống tiếp tục thuốc kháng acid ít nhất 4 – 6 tuần sau khi hết các triệu chứng của bệnh.
  • Liều dùng Janpetine trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng Janpetine cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Janpetine phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Cách xử trí khi quên liều, quá liều thuốc Janpetine:

  • Trong trường hợp quên liều thuốc Janpetine thì nên bổ sung bù càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu thời gian gần đến lần sử dụng tiếp theo thì nên bỏ qua liều Janpetine đã quên và sử dụng liều mới.
  • Khi sử dụng thuốc Janpetine quá liều thì người bệnh cần ngừng thuốc ngay lập tức và đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Janpetine

Khi dùng thuốc Janpetine, người bệnh có thể gặp tác dụng không mong muốn như:

  • Thường gặp: Tiêu chảy, táo bón.
  • Ít gặp: Tắc nghẽn ruột (nếu dùng liều cao), giảm phosphat huyết.
  • Người bị suy thận mãn tính có thể gặp tác dụng phụ của Janpetine là gây tăng magnesi huyết, bệnh não, nhuyễn xương, sa sút trí tuệ và thiếu máu hồng cầu nhỏ.

Nếu gặp phải triệu chứng trên thì cần ngừng sử dụng thuốc Janpetine và thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ để có hướng xử trí phù hợp.

5. Tương tác của thuốc Janpetine

Janpetine xảy ra phản ứng tương tác với nhiều thuốc khác do nó có thể làm thay đổi pH dạ dày. Một số loại thuốc không nên kết hợp cùng Janpetine gồm:

Bài viết đã cung cấp thông tin Janpetine là thuốc gì, liều dùng và lưu ý khi sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Janpetine theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Bảo quản thuốc Janpetine ở nơi khô thoáng, nhiệt độ không quá 30 độ C và tránh xa tầm với của trẻ nhỏ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe