Công dụng thuốc Aldezil

Aldezil thuộc nhóm thuốc kháng khuẩn, được ưu tiên chỉ định kháng khuẩn, kháng động vật nguyên sinh, nhiễm Trichomonas và viêm âm đạo. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng khi sử dụng Aldezil, người dùng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời tham khảo thêm nội dung thông tin về công dụng thuốc Aldezil trong bài viết sau đây.

1. Thuốc Aldezil có tác dụng gì?

1.1. Aldezil là thuốc gì?

Aldezil là thuốc trị ký sinh trùng chống nhiễm khuẩn kháng virus và kháng nấm - Số Visa thuốc/ Số đăng ký/ SĐK là: VN-0722-06 được sản xuất bởi Albert David., Ltd - Ấn Độ.

Thuốc Aldezil có chứa thành phần Metronidazole và được đóng gói dưới dạng Dung dịch tiêm truyền-0,5g/100ml.

1.2. Thuốc Aldezil chữa bệnh gì?

Sau khi truyền tĩnh mạch thì Metronidazol nhanh chóng được phân bố rộng khắp các mô và cơ quan của cơ thể, bao gồm, mật, sữa mẹ, hoạt dịch và nước bọt.

Nồng độ thuốc có trong huyết thanh và trong tế bào xấp xỉ như nhau. Nồng độ thuốc trong dịch não tủy bằng khoảng từ 60- 100% nồng độ thuốc trong huyết thanh.

Thuốc Aldezil được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng gây ra bởi vi khuẩn kỵ khí nhạy cảm và động vật nguyên bào như: Nhiễm khuẩn ổ bụng, nhiễm khuẩn phụ khoa, nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương nhiễm khuẩn da và các cấu trúc da, nhiễm khuẩn huyết và viêm màng trong tim.

Các chủng vi khuẩn và động vật nguyên bào rất nhạy cảm với metronidazole bao gồm: Bacteroides, Clostridia, Fusobacteria, Eubacteria, Anaerobic Cocci và Gardnerella vaginalis. Ngoài ra, Metronidazole cũng có tác dụng với các loài Trichomonas vaginalis, Entamoeba histolytica, Giardia lamblia và Balantidium coli. Metronidazole tiêm có hiệu quả ở trong các nhiễm khuẩn Bacteroides fragilis đề kháng với clindamycin, chloramphenicol và penicillin.

Thuốc Aldezil cũng được dùng để dự phòng nhiễm khuẩn ở các bệnh nhân phải phẫu thuật đại trực tràng và phẫu thuật phụ khoa.

2. Cách sử dụng của Aldezil

2.1. Cách dùng thuốc Aldezil

Thuốc Aldezil có thể được tiêm truyền tĩnh mạch chậm và tiêm truyền tĩnh mạch nhỏ giọt liên tục hoặc cách quãng.

2.2. Liều dùng của thuốc Aldezil

Liều dùng thuốc Aldezil:

  • Nhiễm Trichomonas: 2g hoặc 1 đợt điều trị khoảng 7 ngày gồm 1 viên x 3 lần/ ngày.
  • Viêm âm đạo không đặc hiệu: 2 viên x 2 lần/ ngày. Nên điều trị đồng thời ở cả người bạn tình của bệnh nhân.
  • Bệnh do amip: Người lớn: 2-3 viên x 3 lần/ ngày/ trong 5-10 ngày hoặc 1,5-2,5g x 1 lần/ ngày, trong 2-3 ngày. Trẻ em: 15mg/kg/ ngày, chia làm 3 lần từ 5 đến 7 ngày.
  • Bệnh bởi giun rồng Dracunculus: Người lớn: 1 viên x 3 lần/ ngày. Trẻ em: 25mg/ kg/ ngày, trong 10 ngày. Không quá 3 viên/,ngày (dù trẻ trên 30kg).
  • Nhiễm khuẩn kỵ khí là: 7,5mg/kg. Tối đa 1g.
  • Phòng ngừa nhiễm khuẩn kỵ khí sau phẫu thuật là: 20-30mg/ kg/ ngày, chia làm 3 lần.
  • Loét tiêu hóa bởi H.pylori: 2 viên x 3 lần/ ngày phối hợp với ít nhất 1 thuốc khác có hoạt tính diệt H.Pylori (chẳng hạn như bistmuth subsalicylat và amoxicillin).

Xử lý khi quên liều:

  • Hãy tham khảo ngay ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng ổ sung liều đã quên.

Xử trí khi quá liều:

  • Không có điều trị đặc hiệu cho quá liều metronidazole. Tuy nhiên, có thể dễ dàng loại bỏ thuốc khỏi huyết tương bằng cách chạy thận nhân tạo.

3. Lưu ý khi dùng thuốc Aldezil

  • Bệnh nhân sử dụng metronidazole trong hơn 10 ngày thì nên được theo dõi và ngừng điều trị nếu có dấu hiệu xuất hiện các bệnh lý thần kinh ngoại vi hoặc độc tính thần kinh ở trên trung ương.
  • Lợi ích của việc tiếp tục điều trị cũng nên được cân nhắc với những rủi ro có thể xảy đến. Metronidazole nên được sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân có tiền sử rối loạn tạng máu.
  • Metronidazole nên được sử dụng thận trọng và giảm liều lượng và tần số ở những bệnh nhân suy gan nặng.
  • Không có cần phải điều chỉnh liều lượng của metronidazol ở trong suy thận, cũng không phải là cần thiết để thay đổi liều đối với những bệnh nhân bị suy thận thẩm phân phúc mạc liên tục (IRD) hoặc lọc máu liên tục ngoại trú phúc mạc.
  • Metronidazole được loại bỏ trong quá trình thẩm tách máu và do đó sẽ cần phải sử dụng lại thuốc ngay sau khi chạy thận nhân tạo.
  • Metronidazol thì có tác dụng ức chế alcol dehydrogenase và các enzyme oxy hóa alcol khác.
  • Thuốc có phản ứng nhẹ kiểu disulfiram chẳng hạn như nóng bừng mặt, nhức đầu, buồn nôn, nôn, co cứng bụng và ra mồ hôi.
  • Thời kỳ mang thai: Metronidazol qua hàng rào nhau thai khá nhanh và sẽ đạt được một tỷ lệ nồng độ giữa cuống nhau thai và huyết tương mẹ là xấp xỉ 1. Mặc dù hàng nghìn người mang thai đã sử dụng thuốc, nhưng chưa thấy có thông báo về việc gây quái thai. Tuy nhiên cũng có một số nghiên cứu đã thông báo nguy cơ sinh quái thai tăng khi sử dụng thuốc vào 3 tháng đầu của thai kỳ. Do đó không nên dùng trong thời gian đầu khi mang thai và trừ khi bắt buộc phải dùng.
  • Thời kỳ cho con bú: Metronidazol sẽ bài tiết vào sữa mẹ khá nhanh, trẻ bú có thể có nồng độ thuốc trong huyết tương bằng khoảng 15% nông độ ở mẹ. Nên ngừng cho bú khi được điều trị bằng metronidazol.

4. Tác dụng phụ của thuốc Aldezil

Thuốc Aldezil có thể dẫn tới một số tác dụng phụ ngoài ý muốn như:

  • Thường gặp: Buồn nôn, nôn, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy và có vị kim loại khó chịu.
  • Ít gặp: Giảm bạch cầu.
  • Hiếm gặp: Máu: Mất bạch cầu hạt, cơn động kinh, bệnh đa dây thần kinh ngoại vi, nhức đầu, phồng rộp da, ban da, ngứa và nước tiểu sẫm màu.

Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Aldezil và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.

5. Tương tác thuốc Aldezil

  • Người bệnh không được uống rượu khi đang dùng thuốc Aldezil.

6. Cách bảo quản thuốc Aldezil

  • Thời gian bảo quản thuốc Aldezil là 36 tháng kể từ khi sản xuất.
  • Thuốc Aldezil bảo quản ở một nơi khô ráo thoáng mát, nhiệt độ không quá 30°C, trong bao bì gốc và phải tránh ánh sáng, tránh môi trường có tính acid.
  • Để Aldezil xa tầm tay của trẻ em.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Aldezil, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Aldezil điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe