Safeesem thuộc nhóm thuốc tim mạch, được bào chế dưới dạng bào chế dưới dạng viên nén, quy cách đóng gói hộp 3 vỉ x 10 viên. Cùng tham khảo một số thông tin về Safeesem trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết cách sử dụng thuốc phù hợp.
1. Chỉ định dùng thuốc Safeesem
Thuốc Safeesem chứa thành phần hoạt chất chính là S-Amlodipine Besylate với hàm lượng S-Amlodipine 5mg hoặc S-Amlodipine 2.5mg.
Thuốc được chỉ định trong điều trị các tình trạng sau:
- Kiểm soát cao huyết áp vô căn;
- Điều trị đau thắt ngực ổn định;
- Điều trị đau thắt ngực nguyên nhân do co mạch.
2. Liều lượng, cách dùng thuốc Safeesem
Liều Safeesem cho người lớn:
- Điều trị bệnh đau thắt ngực và cao huyết áp: Liều khởi đầu thường là Safeesem 5mg/1 lần/ ngày. Có thể tăng liều Safeesem tối đa là 10mg tùy theo đáp ứng của bệnh nhân.
- Bệnh nhân suy gan: Liều Safeesem đề nghị thấp hơn.
- Không cần điều chỉnh liều Safeesem khi dùng đồng thời với thuốc lợi tiểu Thiazide, thuốc ức chế men chuyển.
Liều thuốc Safeesem trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều Safeesem cụ thể sẽ tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều Safeesem phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ.
3. Chống chỉ định dùng thuốc Safeesem
- Chống chỉ định dùng Safeesem ở các bệnh nhân quá mẫn với hoạt chất Amlodipine, các dẫn xuất Dihydropyridine hay bất cứ thành phần, tá dược nào có trong thuốc
- Phụ nữ có thai và đang nuôi con bằng sữa mẹ
4. Tương tác thuốc
Dưới đây là một số loại thuốc có thể xảy ra tương tác khi dùng đồng thời với Safeesem:
- Thuốc kháng viêm không steroid;
- Estrogen;
- Thuốc kích thích thần kinh giao cảm làm giảm tác dụng hạ huyết áp của Safeesem.
Để tránh xảy ra các tương tác không mong muốn khi sử dụng Safeesem, người bệnh hãy thông báo với bác sĩ/ dược sĩ tất cả những loại thuốc, thực phẩm chức năng, vitamin... đang dùng.
5. Tác dụng phụ của thuốc Safeesem
Safeesem thường được dung nạp tốt. Trong thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát trên các bệnh nhân bị đau thắt ngực và cao huyết áp thì tác dụng phụ mà thuốc Safeesem gây ra thường gặp ở mức độ nhẹ và vừa như:
- Nhức đầu;
- Phù nề;
- Mệt mỏi;
- Buồn nôn;
- Chóng mặt;
- Đánh trống ngực;
- Hiếm khi bị đau nhức, suy nhược, vọp bẻ.
6. Lưu ý khi dùng thuốc Safeesem
Khi sử dụng thuốc Safeesem, cần lưu ý và thận trọng trong các trường hợp sau:
- Người bị hẹp động mạch chủ, suy gan và suy tim sung huyết;
- Amlodipine không qua được màng thẩm phân.
- Bảo quản thuốc Safeesem ở nơi khô, mát. Tránh ánh sáng chiếu trực tiếp lên thuốc.
Những thông tin cơ bản về thuốc Safeesem trong bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì đây là thuốc kê đơn nên người bệnh không tự ý sử dụng, mà cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để có đơn kê phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.