Thuốc Rumafar với thành phần thảo dược được dùng điều trị các trường hợp cảm cúm, nóng lạnh, sổ mũi và nhức đầu... Để đảm bảo hiệu quả sử dụng khi sử dụng Rumafar, người dùng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời tham khảo thêm nội dung thông tin về công dụng thuốc Rumafar trong bài viết sau đây.
1. Thuốc Rumafar có tác dụng gì?
1.1. Thuốc Rumafar là gì?
Thuốc Rumafar có số đăng ký VD-17233-12 là sản phẩm của Công ty TNHH dược phẩm Sài Gòn (Sagophar) sản xuất và được đăng ký bởi Chi nhánh công ty TNHH dược phẩm Sài Gòn tại Bình Dương - VIỆT NAM.
Thuốc Rumafar có các thành phần chính sau:
- Cao Hải sài (Lức) (Radix Plucheae pteropodae) 0,15g;
- Cao Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii) 0,05g;
- Bột Mạn kinh tử (Fructus Viticis trifoliae) 0,1g;
- Bột Bạch chỉ (Radix Angelicae dahuricae) 0,05g;
- Bột Địa liền (Rhizoma Kaempferiae galangae) 0,03g;
- Bột Phèn phi (Alumen) 0,01g;
- Tinh dầu Quế; Tinh dầu Tràm; Tinh dầu Hương nhu trắng; Magnesi stearat; Đường trắng; Gôm A rập; Bột Talc và Ethanol 96%...vừa đủ 1 viên.
Thuốc Rumafar được bào chế ở dạng: Viên nén bao đường, đóng gói hộp có 03 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
1.2. Thuốc Rumafar chữa bệnh gì?
Thuốc Rumafar là thuốc OTC, được dùng để các tình trạng:
- Cảm cúm, nóng lạnh, nhức đầu hoặc sổ-nghẹt mũi, đau bắp thịt và mỏi gân cốt.
- Đầu đau do bệnh phong hàn nhập vào não và đau nhức do hàn, bị đau khớp, bệnh co rút và phụ nữ bị bế huyết.
- Các chứng về hàn khí hoặc ngực bụng đau, trúng ác khí và thình lình bị sưng đau, đau hông sườn và chảy máu chân răng (biệt lục).
- Đùi lưng mỏi yếu hoặc bán thân bất toại, nhau thai không ra và bụng đau do lạnh.
- Bệnh phong hàn, đầu đau và chóng mặt, bụng đau hoặc đau nhức do hàn, kinh bế, khó sinh và sinh xong huyết bị ứ ra gây đau, mụn.
- Can kinh bất điều và kinh bế, khi hành kinh bụng đau, sườn đau như kim đâm, té ngã sưng đau, đầu đau và phong thấp đau nhức.
- Kinh nguyệt bị rối loạn, kinh bế, hành kinh bụng đau, sinh khó, sau khi sinh bụng đau, ngực sườn đau tức, tay chân hay bị tê dại, mụn nhọt đau nhức, chấn thương té ngã hoặc phong thấp tý.
Chống chỉ định:
- Người bệnh không được sử dụng Rumafar trong trường hợp có tiền sử mẫn cảm với các thành phần, tá dược có trong thuốc.
2. Cách sử dụng của Rumafar
2.1. Cách dùng thuốc Rumafar
Thuốc Rumafar dùng bằng đường uống.
2.2. Liều dùng của thuốc Rumafar
Trẻ em:
- Từ 5 đến 9 tuổi: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên.
- Từ 10 đến 15 tuổi: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 - 2 viên.
Người lớn:
- Ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 2 viên.
- Nên nhớ rằng có rất nhiều yếu tố để quy định về liều lượng dùng thuốc. Thông thường sẽ phụ thuộc vào tình trạng, dạng thuốc và đối tượng sử dụng. Hãy luôn tuân thủ liều dùng được quy định trên tờ hướng dẫn sử dụng và theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ.
Xử lý khi quên liều:
- Trong trường hợp người bệnh lỡ quên một liều khi đang trong quá trình dùng thuốc hãy dùng càng sớm càng tốt.Tuy nhiên, nếu thời gian đã gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều Rumafar đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm đã quy định. Lưu ý không dùng gấp đôi liều lượng Rumafar đã quy định.
Xử trí khi quá liều:
Trong các trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều thuốc Rumafar có biểu hiện nguy hiểm thì cần gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến Cơ sở Y tế địa phương gần nhất. Người thân cần cung cấp cho bác sĩ các loại thuốc, hoặc đơn thuốc đang dùng, để bác sĩ có sự chuẩn đoán kịp thời.
3. Lưu ý khi dùng thuốc Rumafar
- Sử dụng thuốc Rumafar theo đúng toa hướng dẫn của bác sĩ. Không sử dụng Rumafar nếu dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc có cảnh báo từ bác sĩ hoặc dược sĩ.
- Lưu ý chung trong thời kỳ mang thai: Thuốc Rumafar được sử dụng trong thời kỳ thai nghén có thể gây tác dụng xấu (sảy thai, quái thai, dị tật thai nhi...) đến bất cứ giai đoạn phát triển nào của thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng đầu. Chính vì vậy, tốt nhất là không nên dùng thuốc Rumafar đối với phụ nữ có thai. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng, cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi quyết định.
- Lưu ý chung trong thời kỳ cho con bú: Thuốc Rumafar có thể truyền qua trẻ thông qua việc bú sữa mẹ. Tốt nhất là không nên hoặc hạn chế dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú.
4. Tác dụng phụ của thuốc Rumafar
Chưa có báo cáo về tác dụng không mong muốn của thuốc Rumafar.
5. Cách bảo quản thuốc Rumafar
- Thời gian bảo quản thuốc Rumafar là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
- Bảo quản thuốc Rumafar ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30°C, trong bao bì gốc và tránh ánh sáng,
- Để thuốc Rumafar ở xa tầm tay trẻ em và vật nuôi trong nhà.
- Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn thông tin bảo quản thuốc Rumafar đã ghi trên bao bì và tờ hướng dẫn sử dụng.
- Kiểm tra hạn sử dụng thuốc Rumafar trước khi dùng.
- Khi không sử dụng thuốc Rumafar thì cần thu gom và xử lý theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc người phụ trách y khoa.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Rumafar, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Rumafar điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.