Thuốc Rofba có tác dụng hạ huyết áp nguyên phát, dùng cho những bệnh nhân không kiểm soát được với đơn trị. Rofba được dùng theo đường uống với dạng viên nén bao phim. Liều dùng & cách dùng cũng như các thông tin cần thiết của thuốc Rofba sẽ có trong bài viết dưới đây.
1. Thuốc Rofba là gì?
Rofba là thuốc điều trị chứng cao huyết áp nguyên phát ở người bệnh không điều trị và kiểm soát được bằng đơn trị.
Được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, thuốc Rofba được đóng gói mỗi 10 viên 1 vỉ, 1 hộp Rofba gồm 3 vỉ thuốc.
Về thành phần hoạt chất trong 1 viên nén Rofba như sau
- Perindopril tertbutylamin 4mg
- Indapamid 1,25mg
2. Công dụng của thuốc Rofba
Công dụng hạ huyết áp của Rofba nhờ vào 2 thành phần hoạt chất chính là Perindopril và Indapamid.
Perindopril thuộc nhóm thuốc ức chế men chuyển angiotensine từ I thành II. Với sự không chuyển hóa được từ Angiotensin I →Angiotensin II người bệnh sẽ không bị co mạch và không bị kích thích bài tiết Aldosterone ở vỏ thượng thận. Với Perindopril trong Rofba có thể hạ huyết áp mà không gây giữ muối và nước, tăng nhịp tim phản xạ nếu sử dụng điều trị thời gian dài. Trong tình huống ngưng thuốc Rofba đột ngột, huyết áp người bệnh vẫn được duy trì ổn định và không tái phát hay tăng vọt trở lại.
Với các bệnh nhân điều trị bằng Rofba cho thấy hiệu quả của thuốc khi ghi nhận sự giảm huyết áp tâm thu và tâm trương ở tư thế nằm và đứng.
Thành phần hoạt chất Indapamide trong Rofba có tác dụng lợi tiểu có nhân indol và không nằm trong nhóm thiazid. Tác dụng lợi tiểu của Indapamid bằng cách tăng bài tiết NaCl và nước, ức chế sự tái hấp thu ion Natri tại ống lượn xa của vỏ thận, do đó cơ thể người bệnh không rơi vào tình trạng giữ muối.
Về tác dụng chống tăng huyết áp của Indapamide, dựa vào cơ chế ở ngoài thận. Cụ thể, Indapamid có tác dụng làm tình trạng tăng phản ứng của mạch máu với các amin co mạch trở về bình thường, từ đó giảm sức cản động mạch ngoại vi.
3. Chỉ định dùng thuốc Rofba
Thuốc Rofba được dùng trong trường hợp bệnh nhân bị tăng huyết áp nguyên phát và không kiểm soát được với đơn trị.
4. Chống chỉ định dùng thuốc Rofba
Một số trường hợp chống chỉ định dùng thuốc Rofba cần lưu ý như sau
- Người bệnh mẫn cảm, quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc Rofba
- Người bệnh có tiền sử phù Quincke
- Người bệnh suy tim mất bù chưa điều trị
- Người bệnh suy thận, suy gan thể nặng
- Người bệnh giảm Kali máu
- Phụ nữ giai đoạn mang thai & cho con bú.
- Nếu đang sử dụng Lithium, không nên sử dụng phối hợp với Rofba
5. Liều dùng & cách dùng thuốc Rofba
Liều dùng tiêu chuẩn cho người bị cao huyết áp nguyên phát: 1 viên Rofba/ngày, uống vào buổi sáng trước khi ăn sáng.
Ở các trường hợp khác, dùng thuốc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
6. Tác dụng phụ của thuốc Rofba
Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc là điều có khả năng xảy ra ở mọi loại thuốc. Với thuốc Rofba, các tác dụng phụ sau đây mà người bệnh có thể gặp khi sử dụng
- Tác dụng lên hệ thần kinh: suy nhược, đau đầu, chóng, chóng mặt, buồn ngủ, rối loạn giấc ngủ
- Tác dụng lên hệ tiêu hóa: Cảm giác buồn nôn, chán ăn, miệng khô
- Tác dụng lên hệ tim mạch (hiếm gặp): Hạ huyết áp tư thế đứng, tim đập nhanh
- Toàn thân: Mệt mỏi, uể oải, chuột rút, hạ huyết áp tư để đứng.
7. Lưu ý khi sử dụng thuốc Rofba
- Đặc biệt khi sử dụng đồng thời với muối kali, lợi niệu giữ Kali, thuốc hạ huyết áp khác
- Khi quên liều dùng Rofba, hãy dùng liều tiếp theo càng sớm càng tốt và bỏ qua liều trước đó. Không được phép uống gấp đôi liều dùng thuốc Rofba.
- Tác dụng phụ của thuốc Rofba có ảnh hưởng đến hệ thần kinh, do đó không khuyến cáo dùng cho người vận hành xe và máy móc.
- Trong quá trình dùng thuốc Rofba, nếu huyết áp tăng vọt nên ngừng thuốc và báo cho bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc Rofba là thuốc điều trị tăng huyết áp nguyên phát với 2 hoạt chất chính là Perindopril tertbutylamin và Indapamid. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim và dùng theo chỉ định của bác sĩ.