Thuốc Rabol là một loại thuốc tiêm chỉ được sử dụng cho người lớn để làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, bệnh trào ngược thực quản – dạ dày. Vậy khi sử dụng thuốc Rabol người bệnh cần lưu ý vấn đề gì?
1. Công dụng thuốc Rabol là gì?
1.1. Thuốc Rabol là thuốc gì?
Thuốc Rabol là Thuốc nhóm Thuốc đường tiêu hóa có thành phần Rabeprazole 20mg. Mỗi lọ thuốc có chứa: Rabeprazole 40 mg.
Mỗi ống dung môi pha tiêm có chứa: nước cất pha tiêm (vừa đủ) 5 ml.
Thuốc Rabol được bào chế dưới dạng bột đông pha tiêm tĩnh mạch
1.2. Thuốc Rabol có tác dụng gì?
Ức chế tiết acid dạ dày:
Rabeprazole sodium ức chế tiết acid dạ dày được kích thích bởi dibutyl cyclic AMP trong các tuyến dạ dày của thỏ được phân lập (trong thực nghiệm).
Rabeprazole sodium ức chế mạnh sự tiết acid dạ dày được kích thích bởi histamine hoặc pentagastrin.
Hoạt động chống loét: Ở chuột, Rabeprazole sodium đã chứng tỏ có tác dụng chống loét mạnh đối với nhiều loại vết loét và cải thiện các sang thương niêm mạc dạ dày thực nghiệm (stress do nhiễm lạnh, stress do bị nhúng trong nước, thắt môn vị, dùng cysteamine hoặc ethanol-HCl).
Thuốc Rabol được chỉ định trong bệnh lý hồi lưu dạ dày thực quản, loét tá tràng và hội chứng Zollinger – Ellison.
2. Cách sử dụng của thuốc Rabol
2.1. Cách dùng thuốc Rabol
Viên nén Rabeprazole nên được nuốt toàn bộ, không nghiền, bẻ hoặc nhai thuốc. Uống khi no hoặc đói đều được.
2.2. Liều dùng của thuốc Rabol
Người lớn:
- Loét dạ dày - tá tràng cấp tính: Liều thông thường là 20 mg/lần/ngày. Sau đó duy trì tiếp với liều 10 mg - 20 mg mỗi ngày tùy theo đáp ứng.
- Hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản: 10 - 20 mg/lần/ngày
- Hội chứng Zollinger - Ellison: Người lớn, liều khởi đầu là 60 mg mỗi ngày. Có thể tăng liều lên tối đa 60mg hai lần mỗi ngày tùy theo sự cần thiết đối với từng bệnh nhân.
Bệnh nhân suy gan, suy thận: Không cần điều chỉnh liều
Viên nén bao phim tan trong ruột rabeprazole nên được nuốt nguyên viên. Không được nhai, nghiền hoặc bẻ viên thuốc. Viên nén bao phim tan trong ruột rabeprazole có thể được dùng kèm hoặc không kèm với thức ăn.
- Xử lý khi quên liều:
Thông tin về cách xử lý khi quên liều sử dụng của thuốc đang được cập nhật. Nếu bạn nghĩ đã quên một liều thuốc, hãy thông báo ngay cho bác sĩ sớm nhất có thể.
- Xử trí khi quá liều:
Các triệu chứng quá liều chưa được biết. Thuốc vẫn dung nạp tốt khi dùng liều 240 mg tiêm tĩnh mạch trong vòng 2 phút. Thuốc gắn vào protein huyết tương và không loại bỏ được bằng thẩm tách. Trong trường hợp dùng thuốc quá liều nên điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ, không có biện pháp điều trị đặc hiệu.
3. Lưu ý khi sử dụng của thuốc Rabol
Rabeprazole có thể gây viêm kẽ thận. Điều trị rabeprazol trong một khoảng thời gian dài (ví dụ, hơn 3 năm) có thể dẫn đến kém hấp thu cyanocobalamin (vitamin B-12), gây tiêu chảy, làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương, gãy xương. Vì vậy, bệnh nhân nên dùng rabeprazole với liều thấp nhất, trong thời gian ngắn nhất.
Phụ nữ có thai: Chưa có nghiên cứu đầy đủ trên phụ nữ mang thai. Chỉ sử dụng thuốc khi lợi ích hơn hẳn những nguy cơ tiềm ẩn cho thai nhi.
Bà mẹ cho con bú: Chưa biết rabeprazole có được bài tiết qua sữa mẹ hay không. Vì có nhiều thuốc được bài tiết qua sữa, cần thận trọng khi dùng rabeprazole cho phụ nữ đang cho con bú.
Trẻ em: Không dùng rabeprazole cho bệnh nhi dưới 1 tuổi.
Người cao tuổi: Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân cao tuổi vì một số người nhạy cảm với rabeprazole hơn người trẻ.
4. Tác dụng phụ của thuốc Rabol
- Toàn thân: sốt, đau nhức, mệt mỏi, khó chịu, trướng bụng.
- Tim mạch: đau ngực hoặc đau thắt, tăng giảm nhịp tim, đánh trống ngực, tăng huyết áp, phù ngoại biên.
- Chuyển hóa/dinh dưỡng: hạ đường huyết, tăng trọng.
- Cơ bắp: chuột rút, đau cơ, đau khớp và đau chân.
- Hệ thần kinh: rối loạn tâm lý gồm có trầm uất, nóng nảy, ảo giác, lần thần, mắt ngủ, bồn chồn, run rẩy, thờ ơ, mơ màng, lo lắng, mộng mị bất thường, dị cảm, loạn cảm.
- Hô hấp: chảy máu cam và đau họng.
- Da: viêm da, nổi ban, phù mạch, mề đay, ngứa ngáy, rụng lông tóc, da khô, loạn tăng tiết mồ hôi.
- Những cảm giác khác lạ: ù tai, lạ miệng.
- Tiết niệu – sinh dục: nhiễm trùng đường tiết niệu, mủ niệu, tiểu thường xuyên, creatinin huyết thanh tăng, protein niệu, tiểu đường, đau tinh hoàn, vú to ở bệnh nhân nam.
- Huyết học: quan sát thấy chứng giảm bạch cầu hạt ở bệnh nhân nam trên 65 tuổi bị bệnh tiểu đường dùng nhiều thứ thuốc cùng rabeprazole. Mối quan hệ giữa rabeprazole và chứng mất bạch cầu hạt là chưa rõ ràng. Giảm toàn thể huyết cầu, giảm lượng tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính, chứng tăng bạch cầu, thiếu máu do tan máu.
5. Tương tác thuốc Rabol
Thuốc Rabeprazole làm tăng hiệu quả của thuốc chống đông máu warfarin (Coumadin). Rabeprazole làm giảm thải trừ của cyclosporin trong gan, do đó làm tăng nồng độ cyclosporin trong máu và có khả năng dẫn đến ngộ độc cyclosporin. Sự hấp thu của một số loại thuốc có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nồng độ axit trong dạ dày. Rabeprazole làm giảm hấp thu và nồng độ trong máu của ketoconazole (Nizoral), làm tăng hấp thu và nồng độ trong máu của digoxin (Lanoxin), dẫn đến giảm hiệu quả của ketoconazole hoặc ngộ độc digoxin. Rabeprazole có thể làm giảm nồng độ trong máu của atazanavir (Reyataz).
Tóm lại thuốc Rabo có tác dụng trong việc điều trị các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, bệnh trào ngược thực quản – dạ dày. Khi sử dụng thuốc người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ để có được kết quả tốt nhất.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.