Propara thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không Steroid, điều trị Gút và bệnh xương khớp. Thuốc được bào chế dạng dung dịch tiêm, đóng gói hộp 10 ống x 3ml. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Propara sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.
1. Công dụng, chỉ định của thuốc Propara
Thuốc Propara có chứa thành phần chính là Acetaminophen hàm lượng 450mg/ 3ml. Thuốc Propara được chỉ định để:
- Giảm đau nhanh các triệu chứng mệt mỏi, sốt và khó chịu do đau đầu, đau răng, đau tai hoặc đau nhức do cảm cúm.
- Hạ sốt cho người bị sốt thấp khớp hoặc các nhiễm trùng đường hô hấp khác.
2. Chống chỉ định của thuốc Propara
Thuốc Propara chống chỉ định trong trường hợp:
- Người bệnh có tiền sử quá mẫn với paracetamol hoặc bất kỳ thành phần, tá dược nào trong có thuốc.
- Người bị thiểu năng tế bào gan.
3. Liều lượng và cách dùng thuốc Propara
Cách sử dụng: Thuốc Propara dùng bằng đường tiêm truyền. Chỉ những người có chuyên môn và đào tạo kỹ thuật mới được pha dung dịch tiêm truyền Propara.
Liều lượng tham khảo:
- Truyền tĩnh mạch trong vòng 15 phút. Cần đảm bảo khoảng cách 4 giờ giữa 2 lần truyền.
- Đối với trẻ vị thành niên và người lớn > 50kg: Liều 1g/ lần (= 1 chai 100mL), có thể truyền 4 lần/ ngày, liều tối đa là 4g/ ngày.
- Trẻ trên 33kg (khoảng 11 tuổi), trẻ vị thành niên và người lớn dưới 50kg: Liều 15mg/ kg/ lần (= 1,5ml dung dịch/ 1kg). Liều Propara tối đa là 60 mg paracetamol/ 1kg/ ngày.
Lưu ý: Liều dùng Propara trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng Propara cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Propara phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
4. Tương tác thuốc Propara
- Propara có thể xảy ra phản ứng tương tác nếu dùng đồng thời với các thuốc khác cùng chứa paracetamol, thuốc Probenecid.
- Ngoài ra, người bệnh cũng không nên uống rượu trong quá trình sử dụng thuốc Propara.
Để tránh tình trạng tương tác, trước khi được kê đơn Propara thì người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để kê đơn Propara phù hợp.
5. Tác dụng phụ của thuốc Propara
Thuốc Propara có mức độ an toàn cao và ít xảy các tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, dùng thuốc Propara với liều cao hay kéo dài, có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như:
- Hiếm gặp: Hạ huyết áp, tăng men gan.
- Rất hiếm: Phát ban hoặc dị ứng.
Những phản ứng phụ của thuốc Propara còn đang được phân tích và theo dõi ở các bệnh nhân cùng kết quả thí nghiệm. Không thể khẳng định trên đây là tất cả ảnh hưởng của thuốc Propara. Tuy nhiên, dựa vào đó người bệnh có thể phòng ngừa tránh được những ảnh hưởng nguy hiểm do phản ứng phụ gây ra.
Một vài trường hợp hiếm gặp có thể xuất hiện biến chứng gây ra hậu quả nghiêm trọng khi sử dụng Propara. Để bảo vệ sức khỏe bản thân tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng khi dùng thuốc Propara, người bệnh hãy nói với bác sĩ mọi dấu hiệu bất thường. Đồng thời nên thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ trong quá trình sử dụng thuốc, theo hướng dẫn của bác sĩ.
6. Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Propara
- Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Propara cho người mắc bệnh gan, thận, người nghiện rượu, suy dinh dưỡng, bị mất nước, đang mang thai hoặc cho con bú.
- Tuyệt đối không sử dụng khi thuốc Propara có dấu hiệu bị đổi màu, mốc, chảy nước hay hết hạn dùng.
- Bảo quản thuốc Propara ở nhiệt độ dưới 30 độ C. Không được để Propara trong tủ lạnh hoặc làm đông lạnh.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Propara có tác dụng gì? Sử dụng thể nào? Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Propara điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.