Công dụng thuốc Phacoidorant

Thuốc Phacoidorant giúp giảm đau hiệu quả, dùng trong các trường hợp bị chấn thương sau phẫu thuật và đau xương khớp. Phacoidorant là thuốc kê đơn, được dùng theo chỉ định của bác sĩ.

1. Công dụng thuốc Phacoidorant là gì?

1.1. Phacoidorant là thuốc gì?

Phacoidorant thuộc nhóm thuốc trị giảm đau, hạ sốt, chống viêm không Steroid, điều trị gút và các bệnh xương khớp. Thuốc có thành phần chính là Acid mefenamic, được sản xuất tại Công ty cổ phần Dược vật tư Y tế Bình Thuận và được đăng ký bởi PHAPHARCO) - VIỆT NAM.

Thuốc Phacoidorant được bào chế ở dạng viên nén và đóng gói dạng hộp 2 vỉ x 10 viên.

1.2. Thuốc Phacoidorant có tác dụng gì?

Chỉ định:

Acid mefenamic được chỉ định làm giảm những chứng đau của cơ thể và những chứng đau do hệ thần kinh từ nhẹ đến trung bình như: Nhức đầu, đau răng, đau sau sinh, đau nửa đầu, đau do chấn thương và đau sau phẫu thuật. Đau và sốt theo sau những chứng viêm như chứng rong kinh, đau bụng kinh, kèm với đau do co thắt hoặc đau hạ vị.

Chống chỉ định dùng thuốc Phacoidorant trong trường hợp:

  • Người bệnh mẫn cảm với tất cả thành phần nào trong Acid Mefenamic.
  • Người bệnh đã có 1 phản ứng dị ứng nghiêm trọng như: Phát ban nặng, chóng mặt, nổi mề đay và khó thở.
  • Gần đây người bệnh đã có hoặc sẽ giải phẫu tim.
  • Tiền sử về bệnh thận, viêm loét, hay viêm dạ dày hoặc ruột.
  • Những trẻ em dưới 12 tuổi và phụ nữ có thai.
  • Những người có tiền sử về rối loạn đông máu và chảy máu.

2. Cách sử dụng của Phacoidorant

2.1. Cách dùng thuốc Phacoidorant

  • Thuốc Phacoidorant được dùng theo đường uống.
  • Người bệnh không được dùng thuốc Phacoidorant quá ngày quy định.
  • Nên uống thuốc Phacoidorant trong bữa ăn hoặc theo sự hướng dẫn của các bác sĩ và dược sĩ.

2.2. Liều dùng của thuốc Phacoidorant

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Mỗi lần uống từ 1 đến 2 viên/ lần, ngày 3 lần.

Xử lý khi quên liều:

  • Trong trường hợp quên liều thuốc Phacoidorant thì nên bổ sung bù càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu thời gian gần đến lần sử dụng tiếp theo thì nên bỏ qua liều Phacoidorant đã quên và sử dụng liều mới.

Xử trí khi quá liều:

  • Khi sử dụng thuốc Phacoidorant quá liều thì người bệnh cần ngừng thuốc ngay lập tức và đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

3. Lưu ý khi dùng thuốc Phacoidorant

  • Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc Phacoidorant.
  • Thận trọng khi dùng thuốc Phacoidorant cho những người có tiền sử về loét đường tiêu hóa.
  • Phải uống thuốc Phacoidorant khi ăn no.
  • Không dùng thuốc Phacoidorant trong trường hợp bị sốt xuất huyết và có địa tạng chảy máu vì tác dụng gây xuất huyết của thuốc Phacoidorant.
  • Thuốc Phacoidorant được sử dụng trong thời kỳ mang thai, có thể gây ra tác dụng xấu như: Sảy thai, dị tật thai nhi, quái thai..., đến bất cứ giai đoạn phát triển nào của thai kỳ, cần chú ý đặc biệt là 3 tháng đầu. Vì vậy tốt nhất là không nên sử dụng thuốc Phacoidorant cho phụ nữ có thai.
  • Chú ý chung trong thời kỳ cho con bú: Thuốc Phacoidorant có thể truyền qua trẻ thông qua việc bé bú sữa mẹ. Tốt nhất là hạn chế hoặc không nên dùng thuốc Phacoidorant trong thời kỳ cho con bú.

4. Tác dụng phụ của thuốc Phacoidorant

  • Cũng như các thuốc kháng viêm không steroid khác, Phacoidorant có những tác dụng phụ như: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng và chứng khó tiêu, nhức đầu, nổi ban, ngứa, chóng mặt, trầm cảm hay giảm bạch cầu tạm thời, dẫn đến việc có thể làm bệnh suyễn trầm trọng hơn.
  • Ở liều cao, thuốc Phacoidorant có thể dẫn tới co giật. Vì vậy nên tránh dùng trong trường hợp bị động kinh.

Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Phacoidorant và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.

5. Tương tác thuốc Phacoidorant

Có một số thuốc có thể tương tác với Acid mefenamic. Người bệnh hãy cho bác sĩ biết nếu đang dùng bất cứ loại thuốc nào khác, đặc biệt là:

  • Thuốc chống đông máu (Warfarin), Corticosteroid (Prednisone), Aspirin, Heparin, hay thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) (Fluoxetine) vì các nguy cơ dẫn đến chảy máu dạ dày có thể được tăng lên.
  • Probenecid, Magnesium hydroxide (các thuốc kháng acid) vì chúng có thể làm tăng các nguy cơ có tác dụng phụ của Acid mefenamic.
  • Lithium, Cyclosporine, Methotrexate, Sulfonylurea (glipizide) hay quinolone (ciprofloxacin) vì nguy cơ tác dụng phụ của chúng có thể được tăng lên do Acid mefenamic.
  • Chất ức chế chuyển đổi angiotensin Enzyme (ACE) (enalapril) hay thuốc lợi tiểu (Hydrochlorothiazide, Furosemide) vì những hiệu quả của chúng có thể bị giảm đi bởi acid mefenamic

Để tránh tình trạng tương tác, trước khi được kê đơn Phacoidorant thì người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để kê đơn Phacoidorant phù hợp.

6. Cách bảo quản thuốc Phacoidorant

  • Bảo quản thuốc Phacoidorant nên bảo quản ở nhiệt độ không quá 30 độ C.
  • Người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn những thông tin bảo quản thuốc Phacoidorant đã có ghi trên bao bì và tờ hướng dẫn sử dụng.
  • Trước khi uống Phacoidorant, người bệnh nên kiểm tra lại hạn sử dụng của thuốc.
  • Khi không sử dụng thuốc Phacoidorant nữa thì cần thu gom lại và xử lý theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc những người phụ trách liên quan đến lĩnh vực y khoa.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Phacoidorant, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Phacoidorant điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe