Thuốc Pentadrox là một loại thuốc thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm thường được dùng để điều trị một số nhiễm khuẩn ở đường tiêu hóa, đường hô hấp, da và cấu trúc da,... Cùng tìm hiểu kỹ hơn công dụng, liều dùng và lưu ý khi dùng thuốc Pentadrox qua bài viết dưới đây.
1. Pentadrox là thuốc gì?
Pentadrox là một loại thuốc thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm được sản xuất bởi Penta Labs Pvt., Ltd - Ấn Độ và được đăng ký bởi Công ty cổ phần Thương mại và đầu tư Tân Phát, Việt Nam.
Thuốc với thành phần chính là hoạt chất Cefadroxil hàm lượng 500mg được dùng để chỉ định điều trị một số nhiễm khuẩn như: Nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiểu, nhiễm khuẩn da và cấu trúc da,...
Thuốc Pentadrox được bào chế dạng viên nang cứng, đóng gói hộp 10 vỉ x 10 viên, mỗi viên có chứa 500mg Cefadroxil và các tá dược khác vừa đủ.
2. Công dụng thuốc Pentadrox
2.1. Tác dụng thành phần thuốc
Hoạt chất cefadroxil là kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ I có tác dụng trên các vi khuẩn gram dương như liên cầu, tụ cầu, phế cầu. Thuốc còn có tác dụng trên một số loài vi khuẩn gram âm như: E.coli, Proteus mirabilis, Klebsiella pneumoniae và Shigella.
Cơ chế tác dụng của cefadroxil là ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn, làm cho vi khuẩn không có vách che sẽ bị tiêu diệt.
Các chủng kháng cefadroxil bao gồm: Staphylococcus kháng methicillin, Enterococcus, Proteus có phản ứng indol dương tính, Pseudomonas aeruginosa, các Enterobacter, Bacteroid.
2.2. Chỉ định dùng thuốc Pentadrox
Thuốc Pentadrox 500mg được dùng để chỉ định điều trị các nhiễm khuẩn sau đây:
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu cấp và mãn, nhiễm khuẩn có biến chứng và tái phát.
- Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da.
- Viêm họng và viêm amidan.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản,...
- Nhiễm khuẩn xương và khớp.
2.3. Chống chỉ định
Thuốc Pentadrox 500mg chống chỉ định đối với những trường hợp quá mẫn với các thành phần có trong công thức thuốc và quá mẫn với nhóm cephalosporin.
3. Cách dùng, liều dùng
Để thuốc Pentadrox phát huy được hết công dụng điều trị bệnh thì người bệnh cần dùng thuốc theo đúng cách và đúng liều lượng được bác sĩ kê đơn và chỉ định.
3.1. Cách dùng
Thuốc bào chế dạng viên nang cứng nên được dùng theo đường uống trực tiếp với nước đun sôi để nguội.
Người bệnh khi uống thuốc nên nuốt viên thuốc nguyên viên để đảm bảo thành phần của thuốc không bị biến đổi. Không nên nhai, nghiền nát, bẻ nhỏ hay phân tán thuốc sẽ ảnh hưởng đến thành phần và công dụng của thuốc.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý, không được uống thuốc cùng với bia, rượu, nước trà, cà phê, nước ngọt đóng chai, đồ uống có gas,... sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc và có thể làm tăng tác dụng phụ.
3.2. Liều dùng
Thuốc được dùng 1 hay chia làm 2 lần trong ngày với liều dùng cụ thể như sau:
- Người lớn: Uống 1 - 2g (2 - 4 viên)/ ngày.
- Trẻ em: Uống 25 - 50mg/ kg/ ngày.
- Bệnh nhân suy thận có độ thanh thải creatinin (ClCr) từ 25 - 30mL/ phút: Uống liều cách nhau khoảng 12 giờ,
- Suy thận có ClCr từ 10 - 25mL/ phút: Uống liều cách khoảng 24 giờ.
- Suy thận có ClCr từ 0 - 10mL/ phút: Uống liều cách khoảng 36 giờ.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính tham khảo, còn liều dùng cụ thể sẽ được bác sĩ chỉ định dựa vào diễn tiến của bệnh và tình trạng cụ thể của người bệnh. Vì thế, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng liều dùng được bác sĩ kê đơn và tư vấn. Tuyệt đối không được tự ý điều chỉnh, thay đổi liều lượng khi chưa tham vấn ý kiến của bác sĩ.
4. Tác dụng phụ
Khi sử dụng thuốc Pentadrox 500mg thì người dùng có thể gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc như là:
Các tác dụng phụ của thuốc sẽ nhanh chóng qua đi sau khi ngưng dùng thuốc. Nếu tác dụng phụ kéo dài và nghiêm trọng hoặc có các dấu hiệu bất thường khác thì người bệnh hãy thông báo ngay cho bác sĩ được biết để được tư vấn cách xử trí an toàn nhất.
5. Tương tác thuốc
Tương tác thuốc có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Pentadrox với các loại thuốc khác và tương tác này dù là hiệp đồng hay đối kháng thì cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
Vì thế, để tránh tương tác thuốc gây ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh thì người bệnh nên báo cho bác sĩ biết danh sách các loại thuốc hay phẩm chức năng và kể cả các loại thảo dược đang dùng để được bác sĩ tư vấn, thay đổi hay điều chỉnh liều lượng, đơn thuốc cho phù hợp.
Một số tương tác thuốc với thành phần cefadroxil có trong thuốc Pentadrox bao gồm: Dùng đồng thời với probenecid sẽ làm giảm sự bài tiết của cefadroxil ở ống thận, đồng thời làm tăng và kéo dài thời gian bán hủy thải trừ, từ đó tăng nguy cơ ngộ độc.
6. Lưu ý và thận trọng
Khi dùng thuốc Pentadrox thì người bệnh cần chú ý và thận trọng một số vấn đề sau để đảm bảo việc sử dụng thuốc an toàn và đạt được kết quả điều trị bệnh tốt nhất, cụ thể đó là:
- Người bệnh nên dùng thuốc theo đúng chỉ định và kê đơn, tư vấn của bác sĩ, chuyên viên y tế. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc hay thay đổi, điều chỉnh liều lượng khi chưa có ý kiến chỉ định từ bác sĩ.
- Cần thận trọng khi dùng ở những bệnh nhân quá mẫn với penicillin.
- Đối với trường hợp bị suy thận nặng (ClCr < 50ml/ phút/ 1.73m2) thì cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc, tốt nhất không nên dùng thuốc trong trường hợp này.
- Chú ý đề phòng khi sử dụng thuốc ở bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng.
- Phụ nữ có thai khi có ý định sử dụng thuốc thì cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ có chuyên môn. Chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết và phải tuân thủ theo đúng tư vấn và chỉ định của bác sĩ có chuyên môn.
- Thuốc có thể đi qua sữa mẹ nên những bà mẹ đang cho con bú cần phải cân nhắc kỹ càng lợi ích và nguy cơ khi dùng thuốc. Tốt nhất không nên dùng, nếu bắt buộc phải dùng thì cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ và nên ngừng cho trẻ bú mẹ trong thời gian sử dụng thuốc.
7. Quên liều, quá liều
Quên liều: Nếu người bệnh quên uống một liều thuốc thì có thể uống ngay trong khoảng 1 - 2h so với quy định dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu gần với thời gian uống liều kế tiếp thì bỏ qua liều quên mà dùng liều kế tiếp theo đúng kế hoạch. Tuyệt đối không được uống gộp 2 liều cùng lúc để tránh tình trạng quá liều và làm các tác dụng phụ của thuốc trở nên nặng nề hơn.
Quá liều: Khi dùng cefadroxil quá liều, người bệnh thường có triệu chứng buồn nôn, nôn ói, đi tiêu chảy và đau vùng thượng vị.
Cách xử trí quá liều: Khi có triệu chứng quá liều thì cần đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và có hướng xử trí kịp thời. Cách xử trí tình trạng quá liều cefadroxil bao gồm giữ thông đường thở và làm xét nghiệm khí máu, cùng điện giải đồ huyết thanh. Nếu xảy ra co giật thì cần phải ngưng dùng cefadroxil và có thể dùng thuốc chống co giật nếu được chỉ định trên lâm sàng.
8. Cách bảo quản thuốc
- Thuốc nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng từ 15 - dưới 30 độ C, tránh ẩm và tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp sẽ làm biến đổi thành phần của thuốc.
- Cần để thuốc tránh xa tầm với của trẻ và các loài vật nuôi trong nhà.
- Đối với thuốc không còn nhu cầu sử dụng nữa hoặc thuốc đã hết hạn dùng, hư hỏng thì bạn không nên vứt và xả dưới vòi nước sinh hoạt của gia đình hay vứt vào toilet. Thay vào đó, hãy thu gom và xử lý rác thải theo hướng dẫn của bác sĩ, nhà sản xuất hoặc công ty xử lý rác thải của địa phương.
Hy vọng qua bài viết này mọi người đã nắm rõ được những thông tin về công dụng thuốc Pentadrox 500mg. Những thông tin này chỉ mang tính tham khảo mà không nhằm mục đích chẩn đoán, điều trị bệnh. Vì thế, để sử dụng thuốc an toàn và đạt được kết quả điều trị bệnh tốt nhất thì người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định và kê đơn của bác sĩ, dược sĩ hoặc người có chuyên môn.