Thuốc Oramedi được bào chế dưới dạng thuốc mỡ bôi da, được dùng trong các bệnh viêm da và dị ứng da gây ngứa, nhiễm trùng. Thuốc chứa hoạt chất chính là Triamcinolon acetonid. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho quý bạn đọc về cách dùng, công dụng cũng như các tác dụng phụ và lưu ý khí sử dụng thuốc Oramedi.
1. Thuốc Oramedi là gì?
Thuốc Oramedi được xếp vào nhóm thuốc dùng trong các bệnh da liễu, cụ thể là dùng trong điều trị các trường hợp viêm da, dị ứng gây ngứa và có dấu hiệu nhiễm trùng.
Hoạt chất chính của thuốc Oramedi là Triamcinolon acetonid với hàm lượng 5g. Được bào chế dưới dạng kem mỡ bôi da, thuốc Oramedi được sản xuát ở dạng tuýp rất dễ dàng sử dụng. Tại Việt Nam, số đăng ký của thuốc là VD-14055-11, sản xuất bởi Công ty TNHH Phil Inter Pharma - VIỆT NAM.
2. Công dụng của thuốc Oramedi
Oramedi được dùng trong điều trị các bệnh viêm da, dị ứng da gây ngứa có dấu hiệu nhiễm trùng. Thành phần chính của thuốc Oramedi là Triamcinolon, đây là một glucocorticoid có tổng hợp Fluor. Hoạt chất này có thể được dùng qua dưới dạng alcol hoặc ester, uống hoặc bôi ngoài da để điều trị các rối loạn cần sử dụng corticoid. Với vai trò là một glucocorticoid, thành phần chính của thuốc Oramedi có tác dụng là chống viêm, ức chế miễn dịch và chống dị ứng.
Triamcinolon có tác dụng hấp thu tốt qua đường uống, tiêm và cả phương pháp xông, phun sương. Triamcinolon phân bố vào tất cả mô trong cơ thể người bệnh (da, gan, ruột,...). Hoạt chất này qua được hàng rào nhau thai và tiết được vào sữa mẹ một lượng nhỏ. Trong huyết tương, Triamcinolon liên kết chủ yếu với albumin.
Về độ chuyển hóa, thuốc Oramedi chủ yếu được chuyển hóa ở gan, một phần ít sẽ chuyển hóa ở thận. Đường thải trừ chủ yếu của thuốc là qua nước tiểu, với thời gian bán thải từ 2-5 giờ.
Với thành phần chính của thuốc Oramedi là một glucocorticoid, thuốc gần như không có tác dụng của các corticoid điều hòa chất khoáng, nên không được dùng đơn độc để điều trị suy thượng thận. Ngoài ra, Triamcinolon trong thuốc Oramedi cũng có tác dụng giữ muối và nước yếu, tác dụng của thuốc kéo dài và mạnh hơn cả thuốc kháng viêm prednisolon.
Lưu ý khi dùng ở liều cao, Triamcinolon có khả năng ứ chế bài tiết hormon ACTH từ tuyến yên, dễ gây nên suy vỏ thượng thận thứ phát.
3. Chỉ định dùng thuốc Oramedi
Tác dụng chính Oramedi được dùng trong các bệnh lý viêm da, dị ứng như sau
- Viêm mõm lồi cầu
- VIêm da cơ toàn thân
- Viêm bao hoạt dịch
- Viêm khớp vảy nến
- Viêm xương khớp
- Viêm đốt sống do thấp
- Pemphigus
- Hội chứng Steven Johnson
- Vảy nến thể nặng
- Sẹo lồi
- Liken phẳng
Không dùng thuốc mỡ bôi Oramedi cho những bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Người bệnh bị nhiễm nấm, nhiễm virus và đang nhiễm khuẩn ở miệng và họng
4. Tương tác thuốc Oramedi
Chú ý đến tương tác thuốc Oramedi khi sử dụng sẽ giúp cho người bệnh tránh được các tác dụng phụ không mong muốn, cũng như sử dụng thuốc Oramedi có hiệu quả hơn trong việc điều trị bệnh.
- Khi dùng chung Oramedi với Barbiturat, Phenytoin, Rifampicin, Rifabutin, Carbamazepin, Primidon và Aminoglutethimid sẽ làm thuốc tăng sự chuyển hóa, đào thải Corticosteroid và giảm tác dụng của thuốc.
- Oramedi đối kháng tác dụng với các thuốc hạ đường huyết, thuốc hạ huyết áp và thuốc lợi tiệu. Do đó nếu dùng chung có thể làm giảm tác dụng của các thuốc này.
- Khi dùng chung Oramedi với các thuốc chống đông máu Cumarin có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông máu. Do đó trước khi sử dụng cần xét nghiệm thời gian prothrombin để tránh trường hợp chảy máu tự phát.
- Cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn kỹ lưỡng về tiền sử dị ứng, các loại thuốc đang sử dụng và bệnh toàn thân trước khi sử dụng Oramedi.
5. Liều dùng & cách dùng thuốc Oramedi
Với dạng dùng là thuốc bôi mỡ, người bệnh sử dụng Oramedi bằng cách làm sạch vùng da cần dùng, bôi từ 1-2 lần mỗi ngày với lượng thuốc mỏng vừa đủ. Thời gian điều trị không quá 8 ngày. Không bôi lớp kem quá dày trên da và chỗ viêm.
6. Tác dụng phụ của thuốc Oramedi
Tác dụng phụ của Oramedi khi dùng điều trị dài ngày có thể gây suy thượng thận, thay đổi chuyển hóa đường, loét ở đường tiêu hóa.
Một số tác dụng phụ khác ghi nhận khi bệnh nhân sử dụng Oramedi có thể bắt gặp là
- Vết thương chậm lên sẹo
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng
- Làm nặng thêm bệnh đái tháo đường
- Nhược cơ, teo cơ, mỏi cơ
- Loãng xương, xương xốp, rối loạn phân bố mỡ
- Ngừng thuốc đột ngột có thể gặp suy thượng thận
7. Lưu ý khi sử dụng thuốc Oramedi
Lưu ý khi dùng thuốc có thể giúp người bệnh hạn chế được việc thuốc tác dụng quá mức hoặc bị giảm tác dụng tại chỗ, toàn thân. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng thuốc Oramedi
- Khi sử dụng thuốc trên diện rộng hoặc dùng thuốc có băng lớp gạc kín ở vùng da tổn thương, thuốc có thể hấp thụ với lượng đủ dùng cho toàn thân.
- Không được băng kín thuốc Oramedi với vết thương chảy dịch
- Ngưng sử dụng thuốc Oramedi khi có các dấu hiệu dị ứng hoặc viêm da
- Không dùng thuốc Oramedi trên mắt
- Với những người bệnh thiểu năng tuyến giáp, xơ gan, viêm loét đại tràng không đặc hiệu, nên dùng thuốc một cách thận trọng và báo bác sĩ ngay nếu xuất hiện các tác dụng phụ.
- Với bệnh nhân lao, loét tiêu hóa, tiểu đường thì không được dùng thuốc Oramedi khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc Oramedi có bài tiết qua sữa mẹ, do đó không sử dụng trong thời kỳ phụ nữ cho con bú
- Trong giai đoạn mang thai, Oramedi chưa có nghiên cứu chứng minh tác dụng phụ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, chỉ nên dùng khi lợi ích thuốc mang lại lớn hơn nguy cơ xảy ra cho thai nhi.
Thuốc Oramedi là thuốc dùng bôi ngoài da để điều trị các chứng viêm da dị ứng, viêm da nhiễm trùng. Thuốc Oramedi có khá nhiều tác dụng phụ, người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa và nên dừng sử dụng khi gặp các dấu hiệu bất thường.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.