Công dụng thuốc Keraderm

Keraderm là thuốc mỡ bôi da dùng trong các trường hợp da dày sừng và bệnh da khô, viêm da dị ứng mãn tính. Để dùng thuốc an toàn, người bệnh cần tìm hiểu cách sử dụng, liều dùng và tác dụng phụ của Keraderm trước khi dùng.

1. Thuốc Keraderm là thuốc gì

Keraderm thuộc dạng thuốc mỡ bôi da, dùng trong các trường hợp bị bệnh da da dày sừng và da khô như vảy nến, viêm da mãn tính. Mỗi ống thuốc Keraderm có thành phần chính là 15g Betamethasone dipropionatem và 30g Salicylic acid. Keraderm được xếp vào nhóm thuốc da liễu, dùng ngoài da và dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Tại Việt Nam, số đăng ký của thuốc Keraderm là VD-0542-06, được sản xuất bởi công ty cổ phần dược phẩm Việt Nam Ampharco.

2. Công dụng thuốc Keraderm

Keraderm là thuốc được điều chế dưới dạng kem bôi mỡ, hỗn hợp trong thuốc được điều chế bởi 2 thành phần hoạt chất. Một là Betamethasone dipropionate với tác dụng chống viêm và Salicylic acid với tác dụng làm tróc lớp sừng da, kèm với đó là tác dụng sác khuẩn.

Betamethasone dipropionate trong Keraderm là một corticosteroid tổng hợp, chất này có tác dụng glucocorticoid rất mạnh nên được dùng trong các trường hợp cần kháng viêm, chống thấp khớp và dị ứng. Ở liều dùng cao, Betamethasone dipropionate có tác dụng ức chế miễn dịch. Ở dạng bôi, các thuốc có chứa hoạt chất này được dùng trong những bệnh cần cortisteroid.

Betamethasone dipropionate có thể hấp thu tốt qua đường tiêu hóa ở dạng viên và hấp thu tại chỗ tốt khi dùng ở dạng bôi. Theo các nghiên cứu, trong các trường hợp bôi Betamethasone dipropionate ở bệnh nhân bị rách da khi thụt tháo thực tràng, Betamethasone dipropionate có thể được hấp thu đủ tác dụng cho toàn thân.

Betamethasone dipropionate liên kết chủ yếu với globulin, ít liên kết với albumin, tỷ lệ hoạt chất này liên kết với protein huyết tương chỉ rơi vào 60%. Nửa đời tồn tại của Betamethasone dipropionate trong cơ thể có thể rơi vào từ 36h-54h. Dạng thải trừ Betamethasone là qua thận với tỷ lệ chất chưa chuyển hóa là 5%. Điều này được lý giải bởi sự chuyển hóa chậm của Keraderm, liên kết kém với protein huyết tương và nửa đời thải trừ kéo dài.

Hoạt chất còn lại của Keraderm là Salicylic acid có tác dụng làm tróc mạnh lớp sừng trên da và có tính sát khuẩn tại chỗ khi dùng ở dạng bôi. Nhờ tác dụng đó, Salicylic acid thường được dùng trong điều trị các bệnh như sừng hóa da tăng mạnh, bong da trong viêm da tiết bã nhờn, vảy nến, gàu, trứng cá, chai gan bàn chân.

Ở nồng độ Salicylic acid thấp, sẽ có tác dụng tạo sừng trong các trường hợp người bệnh bị bất thường sừng hóa. Ở nồng độ cao thì có tác dụng làm tróc lớp sừng.

Tác dụng tróc sừng của thuốc Keraderm trong việc làm tróc lớp sừng là nhờ Salicylic acid làm tăng hydrat hóa nội sinh, điều này dẫn đến lớp da bị sừng hóa phồng lên và bong tróc ra.

3. Chỉ định dùng thuốc Keraderm

Keraderm được dùng ngoài da trong các trường hợp người bệnh bị da dày sừng, da khô và có đáp ứng với corticoid, cụ thể như sau:

4. Chống chỉ định dùng thuốc Keraderm

Chống chỉ định trong trường hợp người bệnh dị ứng, mẫn cảm với thành phần của thuốc, chủ yếu là Betamethasone dipropionatem và Salicylic acid.

Ngoài ra, Keraderm cũng không được dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi, bệnh da nhiễm trùng do virus (zona, nhiễm virus herpes, thủy đậu).

5. Liều dùng cà cách sử dụng thuốc Keraderm

Keraderm thuộc dạng thuốc dùng ngoài da dưới dạng kem mỡ bôi. Liều dùng Keraderm là bôi 2 lần/ngày lên vùng da viêm nhiễm.

6. Tác dụng phụ thuốc Keraderm

Keraderm chứa thành phần chính là Betamethasone, một corticosteroid tổng hợp, nên những tác dụng phụ khi dùng Keraderm tương tự với tác dụng phụ của Betamethasone mang lại cho người bệnh.

  • Hệ chuyển hóa: Gây mất kali, giữa natri và giữ nước cho người bệnh
  • Hệ nội tiết: Ở phụ nữ có thể gây kinh nguyệt thất thường, làm phát triển hội chứng dạng Cushing, ở phụ nữ đang mang thai có thể ức chế sự phát triển của thai trong tử cung, giảm dung nạp glucose, hạ đường huyết ở người mắc đái tháo đường.
  • Hệ cơ xương khớp: Gây yếu cơ, mất phần trăm cơ bắp, loãng xương, teo da.
  • Thần kinh: Gây sảng khoái, thay đổi tâm trạng, mất ngủ, trầm cảm
  • Mắt: Glocom, đục thủy tinh thể.
  • Hệ bài tiết: Giảm chức năng tuyến thượng thận, đặc biệt khi dùng ở trẻ em.

7. Lưu ý khi sử dụng thuốc Keraderm

  • Khi bôi quá nhiều, thuốc Keraderm có thể gây hoại tử da. Ở nồng độ cao (ví dụ 20%), hoạt chất acid salicylic trong thuốc có tác dụng ăn mòn da. Chỉ nên dùng trong trường hợp điều trị chai gan bàn chân.
  • Ở phụ nữ có thai và cho con bú, tránh việc dây thuốc vào mắt, niêm mạc có vết thương.
  • Với thành phần acid salicylic có trong thuốc, tránh việc dùng trên diện rộng có thể gây ngộ độc như lú lẫn, chóng mặt và đau đầu.
  • Không dùng thuốc Keraderm để điều trị mụn cơm với nồng độ cao do có thể gây ăn da và mụn lan rộng.
  • Không sử dụng Keraderm trên da nhạy cảm và trên niêm mạc.
  • Bảo quản thuốc nơi thoáng mát, tránh xa tầm tay của trẻ em.

Keraderm là thuốc bôi ngoài da có tác dụng kháng viêm da ở những bệnh nhân da dày sừng, vẩy nến, viêm da dị ứng. Keraderm là thuốc kháng viêm corticosteroid, người bệnh cần sử dụng thuốc đúng liều và đúng số lần trong ngày theo sự chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ kê toa. Nên tránh các vết thương hở và niêm mạc tiếp xúc với thuốc Keraderm.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe