Thuốc Opevalsart 40 có công dụng điều trị tăng huyết áp, suy tim độ II - IV. Để đảm bảo hiệu quả điều trị của thuốc và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần sử dụng Opevalsart 40 theo chỉ định của bác sĩ/ dược sĩ.
1. Opevalsart là thuốc gì?
Thuốc Opevalsart được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
Thành phần Valsartan 40mg trong thuốc Opevalsart hoạt động một cách chọn lọc trên kiểu phụ thụ thể AT1, kiểm soát hoạt động của angiotensin II. Nồng độ angiotensin II tăng trong huyết thanh khi thụ thể AT1 bị ức chế bằng Valsartan dẫn đến hoạt hoá thụ thể AT2, thụ thể này có tác dụng cân bằng với thụ thể AT1.
2. Chỉ định dùng thuốc Opevalsart 40
Thuốc Opevalsart 40 được chỉ định trong điều trị các tình trạng sau:
- Ðiều trị tăng huyết áp.
- Chữa suy tim độ II - IV ở người bệnh điều trị thông thường bằng thuốc lợi tiểu, trợ tim cũng như các chất ức chế ACE hoặc thuốc chẹn beta.
3. Liều lượng, cách dùng thuốc Opevalsart 40
Liều điều trị cao huyết áp:
- Liều được khuyến cáo là 80mg/ 1 lần/ ngày. Tác dụng điều trị của thuốc Opevalsart 40 sẽ thể hiện rõ trong vòng 2 tuần và đạt tối đa sau 4 tuần. Đối với những người bệnh có huyết áp không được kiểm soát thỏa đáng, liều hàng ngày có thể tăng lên 160mg hoặc dùng thêm thuốc lợi tiểu.
- Không cần điều chỉnh liều đối với bệnh nhân suy thận/ gan không phải do nguyên nhân mật và không có ứ mật.
- Cũng có thể dùng Opevalsart 40 với các thuốc chống tăng huyết áp khác.
Liều điều trị suy tim:
- Liều ban đầu được khuyến cáo là 40mg/ 2 lần/ ngày. Liều Opevalsart cao nhất là 80mg - 160mg/ 2 lần mỗi ngày, ở bệnh nhân dung nạp được. Nên giảm liều Opevalsart khi dùng kết hợp với thuốc chống lợi tiểu. Liều Opevalsart tối đa trong ngày là 320mg nhưng phải chia liều.
Tính an toàn và hiệu quả của Opevalsart chưa được xác định trên trẻ em.
Liều dùng thuốc Opevalsart 40 trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng Opevalsart 40 cụ thể sẽ tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Opevalsart 40 phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ.
4. Chống chỉ định dùng thuốc Opevalsart 40
Thuốc Opevalsart 40 không được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Quá mẫn với thành phần thuốc Opevalsart 40;
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú;
- Hạ huyết áp;
- Hẹp động mạch chủ năng;
- Hẹp động mạch thận;
- Các tổn thương gây hẹp động mạch thận;
5. Thận trọng dùng thuốc Opevalsart 40
Thận trọng dùng thuốc Opevalsart 40 trong các trường hợp sau:
- Người suy thận, mất muối và/ hoặc mất dịch;
- Hẹp động mạch thận;
- Suy gan;
- Suy tim;
- Người lái xe và vận hành máy móc.
6. Tương tác thuốc
Sử dụng Opevalsart 40 đồng thời với các thuốc sau có thể làm tăng tương tác:
- Cimetidine;
- Warfarin;
- Furosemide;
- Digoxin;
- Atenolol;
- Indomethacin;
- Glibenclamide.
- Thuốc lợi tiểu giữ kali như Spironolactone, Triamterene, Amiloride;
- Thuốc bổ sung kali;
- Các chất muối thay thế chứa kali.
Để tránh xảy ra các tương tác không mong muốn khi sử dụng Opevalsart 40, người bệnh hãy thông báo với bác sĩ/ dược sĩ tất cả những loại thuốc, thực phẩm chức năng và thảo dược... đang dùng.
7. Tác dụng phụ của thuốc Opevalsart 40
Thuốc Opevalsart 40 có thể gây ra một số tác dụng phụ sau cho người bệnh:
- Nhức đầu;
- Choáng váng;
- Nhiễm virus;
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên;
- Ho, tiêu chảy;
- Mệt mỏi;
- Viêm mũi;
- Viêm xoang;
- Đau lưng;
- Đau bụng;
- Buồn nôn;
- Viêm họng;
- Đau khớp.
Các tác dụng phụ khác gồm:
- Phù, suy nhược;
- Mất ngủ;
- Phát ban;
- Yếu sinh lý;
- Chóng mặt.
Trong quá trình điều trị, nếu xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ do sử dụng thuốc Opevalsart 40 thì bạn cần thông báo với bác sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời.
Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Opevalsart 40, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và dùng theo liều lượng đã được bác sĩ chỉ định để đạt hiệu quả tốt nhất.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.