Thuốc Nobantalgin có thành phần chính là Paracetamol, Thiamin nitrat hàm, Clorpheniramin maleat được chỉ định dùng điều trị bệnh giảm đau và hạ nhiệt độ trong các trường hợp người bệnh bị như: Đau viêm khớp, đau đầu, cảm sốt, đau dây thần kinh, đau răng,... Dưới đây là một số thông tin hữu ích của thuốc Nobantalgin giúp người bệnh tìm hiểu và sử dụng thuốc một cách an toàn, hiệu quả.
1. Thuốc Nobantalgin là thuốc gì?
Thuốc Nobantalgin là một loại thuốc thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, nhóm chống viêm không Steroid, điều trị Gút và các bệnh xương khớp. Nobantalgin được bào bào chế sản xuất dưới dạng viên nang, được đóng gói theo hộp 10 vỉ x 10 viên nang.
Thuốc Nobantalgin có thành phần chính là Paracetamol hàm lượng 400mg, Thiamin nitrat hàm lượng 50mg, Clorpheniramin maleat hàm lượng 2mg và các thành phần tá dược khác vừa đủ 1 viên.
2. Thuốc Nobantalgin có công dụng gì?
Các trường hợp người bệnh được chỉ định khi sử dụng thuốc Nobantalgin để điều trị bệnh như:
- Điều trị giảm đau cho người bệnh bị:
- Điều trị để hạ nhiệt khi người bệnh bị: Cảm sốt, sốt nóng, sổ mũi, cúm, viêm phổi, lao.
3. Liều lượng - Cách dùng thuốc Nobantalgin
3.1. Cách dùng thuốc Nobantalgin
Thuốc Nobantalgin được bào chế dưới dạng viên nén, được dung nạp vào cơ thể theo con đường uống, theo viên.
3.2. Liều lượng
Liều dùng thuốc Nobantalgin phụ thuộc vào từng đối tượng và diễn tiến của bệnh lý sẽ có liều dùng phù hợp. Dưới đây là liều dùng thuốc Nobantalgin tham khảo như sau:
Đối với người lớn:
- Liều sử dụng thuốc Nobantalgin mỗi lần 0,3g – 0,5g/ngày, một ngày chia ra 1 đến 3 lần uống thuốc Nobantalgin.
- Liều dùng thuốc Nobantalgin tối đa là 1 lần/1g tức trong 1 ngày 24 giờ/3g.
- Dùng thuốc Nobantalgin theo từng đợt, tránh dùng kéo dài.
Đối với trẻ em từ 6 tuổi - 15 tuổi: Liều dùng thuốc Nobantalgin mỗi lần 0,1g – 0,2g/ ngày, được chia ra làm 1 – 3 lần uống thuốc trong ngày.
Lưu ý: Người bệnh không tự ý tính toán, áp dụng hoặc thay đổi liều dùng. Người dùng cần chú ý áp dụng chính xác liều dùng thuốc Nobantalgin 500mg đã được ghi trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ.
4. Chống chỉ định của thuốc Nobantalgin
Thuốc Nobantalgin không được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Người bệnh quá mẫn hoặc có tiền sử dị ứng với dẫn chất Pyrazolon và Salicylat (đặc biệt Amidopyrin và Noramidopyrin).
- Không sử dụng thuốc Nobantalgin cho đối tượng trẻ em < 15 tuổi.
- Không sử dụng thuốc Nobantalgin cho người bệnh có các triệu chứng bệnh lý kèm theo như sau: Người bệnh có tiền sử mất bạch cầu hạt bất kể nguyên nhân, rối loạn chuyển hóa porphyrin ở gan, nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi, thận hoặc bệnh về gan. Người bệnh thiếu hụt Glucose - 6 - Phosphat dehydrogenase, đang cơn hen cấp W 4 vừa đủ 1 viên, có triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt, bị bệnh Glocom góc hẹp, bệnh loét dạ dày chít, tắc môn vị - tá tràng.
- Không sử dụng thuốc Nobantalgin cho phụ nữ đang cho con bú.
- Không sử dụng thuốc Nobantalgin cho người bệnh đang dùng thuốc ức chế Monoamine oxidase trong vòng 14 ngày.
5. Chú ý đề phòng khi sử dụng thuốc Nobantalgin
Dưới đây là một số lưu ý cho người bệnh trước khi dùng thuốc Nobantalgin điều trị:
- Thuốc Nobantalgin có thể gây mất bạch cầu hạt rất nguy hiểm. Nếu dùng thuốc Nobantalgin mà bị sốt, viêm họng hoặc lở loét miệng phải ngừng ngay dùng thuốc và kiểm tra khẩn cấp huyết đồ, nếu mất bạch cầu hạt phải chuyển đến bệnh viện để được cấp cứu và điều trị kịp thời.
- Thận trọng sử dụng thuốc Nobantalgin nếu người bệnh suy gan – thận, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim cấp, thiểu năng động mạch vành, cường giáp, viêm phế quản mạn, phì đại đại tràng nhiễm độc, liệt ruột, glôcôm góc đóng, rối loạn niệu đạo tiền liệt tuyến.
- Thuốc Nobantalgin gây mất bạch cầu hạt (10% tử vong).
- Thuốc Nobantalgin có thể gây buồn ngủ, vì thế cần thận trọng khi dùng cho người lái xe tàu và vận hành máy móc.
- Tránh hoặc hạn chế uống rượu khi dùng thuốc Nobantalgin.
- Dùng thuốc Nobantalgin thận trọng ở người bệnh có thiếu máu từ trước; người bị bệnh phổi mạn tính, thở ngắn hoặc khó thở; người bệnh nhược cơ; người bệnh bị tăng nhãn áp; người lớn tuổi (>60 tuổi).
- Thời kỳ mang thai: Chỉ dùng thuốc Nobantalgin cho người mang thai khi thật cần thiết. Dùng Nobantalgin trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể dẫn đến những phản ứng nghiêm trọng (như cơn động kinh) ở trẻ sơ sinh.
- Thời kỳ cho con bú: Hoạt chất clorpheniramin trong thuốc có thể được tiết qua sữa mẹ và ức chế tiết sữa. Vì thế cần cân nhắc hoặc không cho con bú hoặc không dùng thuốc Nobantalgin, tuỳ thuộc mức độ cần thiết của thuốc đối với người mẹ.
6. Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Nobantalgin
Trong quá trình sử dụng thuốc Nobantalgin, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:
- Gây khô miệng, gây buồn ngủ, rối loạn điều tiết, bí tiểu.
- Ban da, buồn nôn/nôn, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu, thiếu máu, độc tính thận khi sử dụng thuốc dài ngày.
- Phản ứng quá mẫn hiếm khi xảy ra.
Người bệnh thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc Nobantalgin.
7. Tương tác thuốc Nobantalgin với các loại thuốc khác
Dưới đây là một số tương tác thuốc Nobantalgin đã được báo cáo như:
- Uống paracetamol dài ngày với liều cao có thể làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion.
- Cần phải chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời liệu pháp hạ nhiệt và phenothiazin.
- Người bệnh sử dụng rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ paracetamol gây độc cho gan.
- Các thuốc chống co giật như phenytoin, barbiturat...có thể gây cảm ứng enzym ở microsom thể gan và có thể gây tăng độc hại gan của paracetamol.
- Các thuốc ức chế monoamin oxydase làm kéo dài và tăng tác dụng chống tiết acetylcholin của thuốc kháng histamin.
- Ethanol hoặc các thuốc an thần gây ngủ kết hợp dùng chung với thuốc Nobantalgin có thể tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương của clorpheniramin.
- Clopheniramin kết hợp với phenytoin có thể ức chế chuyển hóa phenytoin.
Chú ý: Thuốc Nobantalgin được kê theo toa của bác sĩ, người bệnh không nên dùng thuốc Nobantalgin khi chưa có chỉ định sử dụng.