Thuốc Mymelox chứa thành phần chính là Levofloxacin (dưới dạng Levofloxacin hemihydrat) 500mg. Thuốc được biết đến với hiệu quả điều trị các tình trạng nhiễm trùng của cơ thể. Vậy cụ thể Mymelox là thuốc gì? Thuốc nên được sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Đọc ngay bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích về dòng thuốc này.
1. Mymeloxe là thuốc gì?
Mymeloxe là thuốc gì? Thành phần Levofloxacin trong thuốc Mymeloxe là một fluoroquinolone kháng khuẩn tổng hợp dùng đường uống và đường tĩnh mạch. Levofloxacin là một tác nhân kháng khuẩn fluoroquinolone, giúp ức chế sự tổng hợp ADN vi khuẩn bằng cách tác động trên phức hợp gyrase và topoiso-merase IV ADN.
Theo chuyên gia, thành phần này có tính năng diệt khuẩn cao in vitro. Thuốc có khả năng tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Trong đó tiêu biểu là các loại vi khuẩn gây bệnh như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, kể cả phế cầu khuẩn, vi khuẩn đường ruột, Haemophilus influenzae,...
Sau khi đi vào cơ thể, thuốc hấp thu nhanh. Levofloxacin phân bố gần 50% với protein huyết thanh. Levofloxacin được chuyển hóa rất thấp, hai chất chuyển hóa chiếm < 5% lượng được bài tiết trong nước tiểu.
2. Công dụng thuốc Mymeloxe
Với thành phần chính là Levofloxacin,Mymeloxe được chỉ định kê đơn trong các trường hợp điều trị nhiễm trùng các cấp độ cho người trên 18 tuổi từ nhẹ, trung bình & nặng. Cụ thể: Viêm xoang cấp, đợt cấp viêm phế quản mãn, viêm phổi, viêm phổi mắc phải trong cộng đồng, nhiễm trùng da & cấu trúc da, nhiễm trùng đường tiết niệu có & không có biến chứng, viêm thận - bể thận cấp tính.
Tuy nhiên, bác sĩ sẽ không kê đơn dòng thuốc này đối với trường hợp người bệnh quá mẫn với Levofloxacin và nhóm quinolon.
3. Liều dùng và cách dùng của thuốc Mymeloxe
Thuốc Mymeloxe được bào chế dưới dạng viên nén, do vậy có thể sử dụng thuốc lúc đói hoặc no, uống thuốc cùng với một ly nước đầy để tránh tình trạng kích thích dạ dày. Liều lượng sử dụng Mymeloxe sẽ phụ thuộc vào mục đích điều trị bệnh như:
- Viêm xoang cấp 500 mg/ngày x 10 - 14 ngày.
- Ðợt kịch phát viêm phế quản mạn 250 - 500 mg/ngày x 7 - 10 ngày.
- Viêm phổi mắc phải trong cộng đồng 500 mg, ngày 1 - 2 lần x 7 - 14 ngày.
- Nhiễm khuẩn đường tiểu có biến chứng kể cả viêm thận - bể thận: 250 mg/ngày x 7 - 10 ngày.
- Nhiễm khuẩn da & mô mềm 500 mg, ngày 1 - 2 lần x 7 - 14 ngày. Suy thận (ClCr < 50mL/phút): giảm liều.
Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh được yêu cầu sử dụng thuốc thường xuyên để có được nhiều lợi ích nhất. Việc sử dụng thiếu liều, quá liều hoặc lạm dụng thuốc trong thời gian dài đều khiến tình trạng bệnh không được cải thiện và tăng nguy cơ mắc các tác dụng không mong muốn.
Trường hợp vô tình quên uống 1 liều thuốc, bạn có thể uống ngay khi nhớ ra. Bởi Mymeloxe có thể được uống trong khoảng 1-2 giờ so với quy định trong đơn thuốc. Tuy nhiên, nếu bạn nhớ ra liều đã quên ngay sát thời điểm uống liều kế tiếp thì nên bỏ qua liều thuốc trước đó. Không được phép uống gấp đôi liều thuốc lên để bù cho liều đã quên. Như vậy sẽ gây nên tình trạng quá liều.
Đã ghi nhận trường hợp quá liều thuốc Mymeloxe. Bạn không nên chủ quan với bất cứ triệu chứng quá liều nào. Bệnh nhân nên chủ động báo với bác sĩ nếu nhận thấy mình sử dụng quá liều lượng được khuyến cáo.
4. Tác dụng phụ của Mymeloxe
Trước khi kê đơn, bác sĩ đã cân nhắc kỹ lưỡng những lợi ích cũng như rủi ro mà thuốc Mymeloxe đem lại. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, người bệnh vẫn có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn do nhiều nguyên nhân như: sai liều dùng, tương tác thuốc, khả năng đáp ứng thuốc của cơ thể,...
Khi các triệu chứng này phát sinh, người bệnh cần lưu ý báo với bác sĩ để được hướng dẫn khắc phục kịp thời. Theo chuyên gia, các tác dụng phụ thông thường có xu hướng tự biến mất sau khoảng vài ngày hoặc vài tuần. Rất ít các phản ứng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dùng.
- Phản ứng phụ thường gặp như: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, thay đổi vị giác, rối loạn giấc ngủ, nhức đầu, chóng mặt.
- Tác dụng phụ ít gặp hơn như: nhạy cảm ánh nắng, đau sưng khớp/cơ/gân, đau bụng, thay đổi thị giác, phản ứng dị ứng.
- Các tác dụng phụ không mong muốn hiếm gặp nhất là động kinh, rối loạn tinh thần, đau ngực, rối loạn nhịp tim, bồn chồn, lo âu, thay đổi lượng nước tiểu, vàng mắt/da, Bội nhiễm khi dùng kéo dài.
Trên đây không phải tất cả các tác dụng phụ mà Mymeloxe gây ra. Do đó, nếu trong quá trình dùng thuốc, người bệnh gặp phải bất cứ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ do dùng thuốc cũng cần thông báo với bác sĩ, dược sĩ tư vấn để được thăm khám, xử trí, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe hay gây ra những hậu quả đáng tiếc.
5. Thận trọng khi sử dụng thuốc
Thận trọng khi sử dụng thuốc Mymeloxe trong những trường hợp sau đây:
- Thuốc Mymeloxe có thể gây tương tác với rượu, chất kích thích và một số thực phẩm nhất định. Do đó, người bệnh cần tham vấn ý kiến của bác sĩ khi sử dụng các thực phẩm này trong quá trình điều trị với thuốc.
- Thận trọng sử dụng thuốc đối với nhóm đối tượng là chị em đang trong giai đoạn thai kỳ, phụ nữ cho con bú và người thường xuyên lái xe, vận hành máy móc.
- Đọc kỹ hướng dẫn thông tin bảo quản thuốc ghi trên vỏ hộp và đọc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Mymeloxe.
- Bảo quản thuốc Mymeloxe ở những nơi khô ráo, tránh ở những nơi có nhiệt độ cao và ánh sáng trực tiếp. Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và các vật nuôi trong gia đình. Khi thuốc đã hết hạn sử dụng cần xử lý theo đúng quy định, không xả vào bồn cầu hoặc ống dẫn nước.
Thuốc Mymelox chứa thành phần chính là Levofloxacin (dưới dạng Levofloxacin hemihydrat) 500mg. Thuốc được biết đến với hiệu quả điều trị các tình trạng nhiễm trùng của cơ thể. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ tư vấn. Không được tự ý thay đổi liều lượng cách dùng làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.