Công dụng thuốc Meloflam

Thuốc Meloflam thuộc nhóm kháng viêm không steroid và được bào chế ở dạng viên nén. Thành phần chính của thuốc Meloflam là Meloxicam, được chỉ định trong điều trị đợt cấp của bệnh thoái hoá xương khớp. Tuy nhiên, thuốc Meloflam có thể gây ra một số tác dụng phụ trong khi sử dụng như đau đầu, táo bón, buồn nôn và nôn... Vì vậy, người bệnh cần tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng trước khi sử dụng thuốc Meloflam.

1. Cơ chế tác dụng của thuốc Meloflam

Meloflam 5mg có thành phần chính là Meloxicam, thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid nhóm Oxicam với đặc tính kháng viêm, giảm đau, hạ sốt. Hoạt tính kháng viêm của hợp chất này được chứng minh trong mô hình gây viêm thử nghiệm thông thường. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động của hợp chất này vẫn cần được làm rõ thêm. Mặc dù vậy, thuốc kháng viêm không steroid Meloflam được cho là có chung một cơ chế tác dụng ức chế sinh tổng hợp prostaglandin chất trung gian của hiện tượng gây viêm.

2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Meloflam

Thuốc Meloflam được chỉ định trong điều trị triệu chứng của đợt cấp bệnh thoái hóa xương khớp hoặc điều trị triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp.

Mặc dù vậy Meloflam cũng chống chỉ định với các trường hợp quá mẫn cảm với thành phần của thuốc, dị ứng chéo với acid acetylsalicylic, suy tim nặng, loét tiêu hoá, suy gan và thận nặng, có tiền sử xuất huyết mạch máu não hoặc rối loạn chảy máu...

3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Meloflam

Thuốc Meloflam được sử dụng với liều lượng khác nhau theo các lứa tuổi cũng như mức độ bệnh.

Điều trị đợt cấp của bệnh thoái hoá xương khớp thì sử dụng thuốc Meloflam với liều lượng 7.5mg/ngày và có thể tăng liều tối đa 15mg/ngày.

Điều trị viêm khớp dạng thấp sử dụng thuốc Meloflam với liều 15mg/ngày và tùy theo sự đáp ứng của từng cá thể có thể giảm liều xuống còn 7.5mg/ngày

Điều trị viêm cột sống dính khớp sử dụng thuốc Meloflam với liều 15mg/ngày và tùy theo sự đáp ứng của từng cá thể có thể giảm liều xuống còn 7.5mg/ngày

Ở những người suy thận nặng liều sử dụng của thuốc Meloflam không vượt quá 7.4mg/ngày.

Cần lưu ý: Liều điều trị với thuốc Meloflam theo khuyến cáo trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Meloflam, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.

4. Xử trí quên liều và quá liều thuốc Meloflam

Nếu quên liều Meloflam hãy sử dụng khi nhớ ra vào lúc sớm nhất. Tuy nhiên, khoảng cách giữa liều Meloflam quên và liều tiếp theo quá gần nhau hãy bỏ qua liều quên. Người bệnh không nên sử dụng gấp đôi liều Meloflam, vì có thể gây ra tình trạng quá liều thuốc. Để khắc phục tình trạng bỏ lỡ liều thuốc Meloflam, người bệnh có thể thực hiện đặt chuông báo thức hoặc nhờ người thân nhắc nhở.

Trong trường hợp vô tình sử dụng thuốc Meloflam quá liều so với quy định và xuất hiện một số dấu hiệu không mong muốn cần đưa cấp cứu ngay.

5. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Meloflam

Thuốc Meloflam có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp tác dụng phụ của thuốc Meloflam có thể xảy ra ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng.

Một số tác dụng phụ thường gặp do Meloflam gây ra bao gồm: Đau bụng, đau dạ dày, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy,... Những tác dụng phụ này có thể xảy ra lúc bắt đầu điều trị hoặc sau khi tăng liều lượng thuốc Meloflam. Thông thường, những phản ứng phụ do thuốc Meloflam có thể thoáng qua hoặc giảm dần theo thời gian.

Tuy nhiên, một số trường hợp thuốc Meloflam có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn nghiêm trọng với các phản ứng hiếm gặp. Những phản ứng này có thể xuất hiện chỉ sau vài phút khi sử dụng thuốc Meloflam hoặc lâu hơn trong vòng một vài ngày. Khi xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng như: Phản ứng dị ứng, thiếu máu, chóng mặt, tăng huyết áp, viêm dạ dày, rối loạn chức năng gan, phù, nổi ban, tăng kali máu, phù toàn thân thay đổi tâm trạng, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu... người bệnh nên ngừng sử dụng thuốc Meloflam và đến cơ sở y tế để được hỗ trợ y tế ngay lập tức.

Một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Meloflam:

  • Đối với phụ nữ đang mang thai và nuôi con bú nên thận trọng khi sử dụng thuốc Meloflam. Người bệnh cần được tư vấn sử dụng thuốc Meloflam từ bác sĩ, đồng thời phân tích kỹ lưỡng lợi ích và rủi ro trước khi sử dụng thuốc.
  • Thuốc Meloflam có thể thay đổi khả năng hoạt động cũng như gia tăng ảnh hưởng tác dụng phụ. Vì vậy, để tránh tình trạng tương tác thuốc Meloflam người bệnh nên cung cấp cho bác sĩ danh sách thuốc sử dụng trước đó, bao gồm thuốc kê đơn và không kê đơn, thảo dược,...
  • Khi sử dụng Meloflam cần lưu ý các các biểu hiện dị ứng với thuốc. Người bệnh cần báo bác sĩ các phản ứng gặp phải để có thể điều trị kịp thời.
  • Thuốc Meloflam có thể khiến cho người bệnh có cảm giác chóng mặt đau đầu. Vì vậy những người thực hiện vận hành máy móc hoặc lái xe nên chú ý khi sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn.
  • Thuốc Meloflam không nên sử dụng cho trường hợp bị xuất huyết nội sọ kéo dài.
  • Thuốc Meloflam làm tăng tác dụng của Levodopa nên tránh sử dụng cùng với Meclophenoxat và Centrofenoxine.
  • Tránh sử dụng thuốc Meloflam đồng thời với các loại thuốc kháng viêm không steroid khác. Vì Meloflam không thích hợp để điều trị cho những bệnh nhân cần giảm đau cấp tính.
  • Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh viêm thực quản, viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng cần phải cân nhắc điều trị bệnh trước khi bắt đầu sử dụng thuốc Meloflam.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Meloflam, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Meloflam là thuốc kê đơn nên người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe