Mekolasmin thuộc nhóm thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn. Thành phần chính của thuốc Mekolasmin là Betamethasone dexchlorpheniramine maleate, được chỉ định trong điều trị viêm mũi dị ứng, nổi mề đay, hen phế quản. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị có thể gặp một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, ợ chua... Vì vậy trước khi sử dụng thuốc Mekolasmin người bệnh cần tìm hiểu kỹ lưỡng các thông tin của thuốc.
1. Cơ chế hoạt động của thuốc Mekolasmin
Thành phần chính của thuốc Mekolasmin là Betamethasone, thuộc dẫn suất tổng hợp của Prednisolon và cũng là steroid thượng thận có tính kháng viêm mạnh, chống viêm khớp và kháng dị ứng. Thuốc Mekolasmin cũng được sử dụng để điều trị những rối loạn có đáp ứng với corticosteroid.
Hợp chất trong thuốc Mekolasmin còn có tác dụng gây hiệu quả chuyển hoá sâu rộng và khác nhau, đồng thời làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể đối với những tác nhân kích thích.
2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Mekolasmin
Mekolasmin công dụng trong điều trị viêm mũi dị ứng, nổi mề đay, hen phế quản, viêm lách do dị ứng hoặc các phản ứng phản vệ với thuốc, viêm da dị ứng, viêm da do tiếp xúc, viêm kết mạc dị ứng...
Tuy nhiên Mekolasmin chống chỉ định với một số trường hợp sau:
- Quá mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc những người bệnh bị nhiễm nấm toàn thân, trẻ sơ sinh và trẻ thiếu tháng;
- Người bệnh đang sử dụng thuốc IMAO;
- Người bị đái tháo đường, tâm thần, loét dạ dày, hành tá tràng trong nhiễm khuẩn và nhiễm virus gây nên.
3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Mekolasmin
Thuốc Mekolasmin được sử dụng bằng đường uống, người lớn và trẻ em sử dụng liều Mekolasmin khuyến nghị từ 1 đến 2 viên/ lần và ngày uống từ 3 đến 4 lần. Trẻ từ 8 đến 14 tuổi sử dụng thuốc Mekolasmin với liều khởi đầu từ 1⁄2 đến 1 viên/ lần và ngày dùng 3 đến 4 lần. Trẻ từ 3 đến 7 tuổi sử dụng thuốc Mekolasmin với liều từ 1⁄4 - 1⁄2 viên/lần và ngày dùng 2 đến 3 lần. Sau đó, sử dụng liều điều trị duy trì thấp và có hiệu quả nhất.
Cần lưu ý: Liều điều trị với thuốc Mekolasmin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Mekolasmin, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
4. Xử trí quá liều thuốc Mekolasmin
- Nếu quên liều Mekolasmin, hãy sử dụng khi nhớ ra vào lúc sớm nhất. Tuy nhiên, nếu khoảng cách giữa liều Mekolasmin quên và liều tiếp theo quá gần nhau thì hãy bỏ qua liều quên. Người bệnh không nên sử dụng gấp đôi liều Mekolasmin, vì có thể gây ra tình trạng quá liều thuốc. Để khắc phục tình trạng bỏ lỡ liều thuốc Mekolasmin, người bệnh có thể thực hiện đặt chuông báo thức hoặc nhờ người thân nhắc nhở.
- Trong trường hợp vô tình sử dụng thuốc Mekolasmin quá liều so với quy định và xuất hiện một số dấu hiệu không mong muốn thì cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay.
5. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Mekolasmin
Thuốc Mekolasmin có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp thì tác dụng phụ của thuốc Mekolasmin có thể xảy ra ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng.
Một số tác dụng phụ thường gặp do Mekolasmin gây ra bao gồm: Chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, ợ chua, biếng ăn, vã mồ hôi, viêm da... Những tác dụng phụ này có thể xảy ra lúc bắt đầu điều trị hoặc sau khi tăng liều lượng thuốc Mekolasmin. Thông thường, những phản ứng phụ do thuốc Mekolasmin có thể thoáng qua hoặc giảm dần theo thời gian.
Tuy nhiên, một số trường hợp thuốc Mekolasmin có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn nghiêm trọng với các phản ứng hiếm gặp. Những phản ứng này có thể xuất hiện chỉ sau vài phút khi sử dụng thuốc Mekolasmin hoặc lâu hơn trong vòng một vài ngày. Khi xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng như: Rối loạn điện giải, mất kali, kiềm máu kali, giữ nước, suy tim sung huyết, cao huyết áp, rối loạn nội tiết, chuyển hóa, hội chứng dạng cushing, ngừng bài tiết ACTH, teo vỏ thượng thận, giảm dung nạp glucose có hồi phục, đái tháo đường, kinh nguyệt không đều, ức chế sự tăng trưởng... thì người bệnh nên ngừng sử dụng thuốc Mekolasmin và đến cơ sở y tế để được hỗ trợ y tế ngay lập tức.
Một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Mekolasmin gồm:
- Đối với phụ nữ đang mang thai và nuôi con bú nên thận trọng khi sử dụng Mekolasmin và nếu có thể thì nên tránh sử dụng thuốc này. Người bệnh cần được tư vấn dùng Mekolasmin từ bác sĩ, đồng thời phân tích kỹ lưỡng lợi ích và rủi ro trước khi sử dụng thuốc.
- Thuốc Mekolasmin có thể thay đổi khả năng hoạt động cũng như gia tăng ảnh hưởng tác dụng phụ. Vì vậy, để tránh tình trạng tương tác thuốc Mekolasmin người bệnh nên cung cấp cho bác sĩ danh sách thuốc sử dụng trước đó, bao gồm thuốc kê đơn và không kê đơn, thảo dược,...
- Khi sử dụng Mekolasmin cần lưu ý các các biểu hiện dị ứng với thuốc. Người bệnh cần báo bác sĩ các phản ứng gặp phải để có thể điều trị kịp thời.
- Thuốc Mekolasmin có thể khiến cho người bệnh có cảm giác chóng mặt, đau đầu. Vì vậy, những người thực hiện vận hành máy móc hoặc lái xe nên chú ý khi sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn.
- Mekolasmin nên thận trọng khi sử dụng với thuốc chẹn canxi, chống loạn nhịp, chống đông, kháng nấm...
Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Mekolasmin, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Mekolasmin là thuốc kê đơn nên người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua và điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.