Thuốc Lipacap được sử dụng cho bệnh nhân mắc một số hội chứng về bệnh tim mạch. Thuốc Lipacap cần sử dụng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo công dụng như mong muốn. Sau đây là một số chia sẻ giúp bạn hiểu rõ Lipacap thuốc gì.
1. Công dụng của thuốc Lipacap
Thuốc Lipacap được bào chế từ những dược liệu quý trong nhiên nhiên. Thành phần chính của thuốc Lipacap là cao khô hà thủ ô, cao khô tam thất, cao khô đan sâm, cao khô sơn tra và một vài tá dược khác được sử dụng khi điều chế thuốc. Mỗi thành phần đều có những những công dụng khác nhau. Khi kết hợp chúng lại thành thuốc Lipacap, có thể được chỉ định sử dụng điều trị cho trường hợp như:
- Phòng chống các cơn đau thắt ngực bất chợt
- Phòng ngừa đau ở tim do tắc nghẽn mạch máu
- Xơ cứng động mạch
- Thiểu năng mạch vành
- Thiểu năng tuần hoàn não
- Tăng nồng độ lipid trong máu
Những bệnh lý tim mạch không thuộc danh sách chỉ định bạn nên tránh sử dụng thuốc Lipacap. Ngoài ra, khi xác định bệnh nằm trong danh sách chỉ định bệnh nhân cũng không tự ý dùng thuốc nếu chưa được bác sĩ kê đơn hay cho phép sử dụng.
2. Liều lượng và cách dùng thuốc Lipacap
Thuốc Lipacap có dạng bào chế viên nang sử dụng cho đường uống. Bệnh nhân khi sử dụng thuốc nên nuốt cả viên và uống thêm nước để tăng môi trường dung dịch giúp thuốc chuyển hóa tốt hơn. Liều dùng và cách sử dụng thuốc sẽ được hướng dẫn chi tiết khi bác sĩ kê đơn sử dụng. Bạn cũng có thể tham khảo liều dùng thông thường sau:
- Trẻ nhỏ sử dụng thuốc Lipacap 1 - 2 viên/ lần x 3 lần/ ngày
- Người trưởng thành sử dụng liều 2 -3 viên/ lần x 3 lần/ ngày
Liều dùng của thuốc Lipacap có thể được điều chỉnh thay đổi khi bệnh nhân có thêm các biểu hiện hay bệnh lý khác. Vì thế cần có bác sĩ hướng dẫn sử dụng khi dùng thuốc để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bạn cũng nên lưu ý luôn ghi nhớ thời gian sử dụng thuốc để đảm bảo uống thuốc đúng lúc và đúng giờ.
3. Những chú ý trước khi dùng thuốc Lipacap
Thuốc Lipacap chống chỉ định sử dụng ở bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc bao gồm cả tá dược phụ thêm.
Những đối tượng như người cao tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ và trẻ nhỏ cần hết sức thận trọng khi sử dụng Lipacap. Nếu bệnh nhân đang làm việc với máy móc hoặc lái xe luôn yêu cầu tinh thần tập trung hay hỏi ý kiến bác sĩ để đánh giá lại những ảnh hưởng mà thuốc Lipacap có thể gây ra nếu dùng thuốc trong thời gian vẫn đang lao động.
Để đảm bảo công dụng thuốc Lipacap, trước khi dùng bạn hãy kiểm tra kỹ các thông tin thuốc và bảo đảm thuốc còn nguyên bao bì bảo quản. Tránh dùng thuốc quá hạn, đồng thời bảo quản thuốc đúng cách sau mỗi lần sử dụng. Với thuốc Lipacap đã quá hạn sử dụng cần báo lại cho bác sĩ để được chỉ dẫn cách xử lý và tiêu hủy.
4. Phản ứng phụ của thuốc Lipacap
Hiện nay chưa có bất kỳ công bố nào liên quan đến phản ứng phụ sau khi người bệnh sử dụng và uống thuốc Lipacap. Hiếm gặp một vài phản ứng nhẹ khi dùng thuốc như nôn nao, mệt mỏi, đau đầu đều cần được lưu ý. Nếu xuất hiện thoáng qua có thể giảm dần nhưng nếu đau khó chịu kéo dài bạn cần đến ngay bệnh viện để được tư vấn điều trị xử lý kịp thời.
Để giảm nguy cơ xuất hiện phản ứng phụ, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ. Hãy dùng liều tăng dần để cơ thể thích nghi được với thuốc Lipacap. Sau đó, với những phản ứng phụ không có biểu hiện nên được kiểm tra đánh giá thường xuyên bằng cách xét nghiệm công thức máu và một số bệnh nghi ngờ có nguy cơ mắc. Sự thay đổi giữa các xét nghiệm sẽ là cơ sở để bác sĩ đánh giá xem xét và phát hiện sớm biểu hiện của phản ứng phụ mà ngăn chặn kịp thời.
5. Tương tác với thuốc Lipacap
Thuốc Lipacap không được phát hiện nguy cơ tương tác nào gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều đó có nghĩa là sự phức tạp trong thành phần hóa sinh của thuốc khiến các nghiên cứu vẫn chưa tìm được câu trả lời phù hợp. Để tránh nguy hiểm do tương tác thuốc Lipacap gây ra, trước hết người bệnh không nên sử dụng cùng lúc 2 loại thuốc. Những nhóm thực phẩm không lành mạnh hay chất kích thích cần loại bỏ hoàn toàn trong cuộc sống để tránh gây hại cho sức khỏe.
Ngoài ra khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của dược sỹ hoặc bác sĩ. Các chuyên gia sẽ theo kinh nghiệm nhìn nhận đánh giá cho người bệnh tỷ lệ xuất hiện tương tác nguy hiểm khi dùng chung các loại thuốc cụ thể với tình trạng sức khỏe thực tế.
Trên đây là những thông tin về thuốc Lipacap cho bạn đọc tham khảo hãy thận trọng khi dùng thuốc trong danh mục chỉ định kê đơn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.