Thuốc Kontam-Cort được phân nhóm các loại thuốc nội tiết cân bằng hormone. Trước khi dùng thuốc bệnh nhân cần làm kiểm tra sức khỏe và có chỉ dẫn sử dụng thuốc từ bác sĩ. Sau đây là một số chia sẻ giúp bạn hiểu rõ thuốc Kontam-Cort có tác dụng gì?
1. Công dụng của thuốc Kontam-Cort
Thuốc Kontam-Cort thuộc phân nhóm thuốc nội tiết chống rối loạn nồng độ hormone trong máu. Khi dùng thuốc Kontam-Cort nên lưu ý đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng. Hiện Kontam-Cort được chỉ định cho những bệnh lý sau:
- Viêm xương khớp
- Viêm khớp dạng thấp
- Viêm màng bao hoạt dịch
- Viêm khớp
- Viêm đốt cột sống
- Viêm mỏm cầu lồi
- Viêm da toàn thân
- Hội chứng vảy nến cấp độ nặng
- Hội chứng sưng phù tĩnh mạch
- Hội chứng steven johnson
- Bệnh nhân sẹo lồi
- Xơ gan báng bụng
- Viêm nhiễm sau khi tiến hành phẫu thuật
- Sử dụng kết hợp cùng thuốc lợi tiểu ở bệnh nhân suy tim sung huyết
- Dự phòng viêm nhiễm sau khi phẫu thuật răng
2. Liều lượng và cách dùng thuốc Kontam-Cort
Thuốc Kontam-Cort là thuốc nội tiết giúp cân bằng cơ thể nên thường sử dụng bằng phương pháp tiêm để đảm bảo công dụng được hiệu quả cao hơn. Thuốc có thể được chỉ định tiêm trên nhiều vị trí khác nhau tùy tình trạng người bệnh. Thông thường bệnh nhân sẽ được tiêm bắp ở mông để đảm bảo thuốc lan khắp toàn thân. Thời gian tiêm giữa các liều nên đảm bảo khoảng cách từ 1 đến 5 tuần.
Liều dùng của thuốc Kontam-Cort sẽ được đánh giá khi kiểm tra cho bệnh nhân. Tuy nhiên cần lưu ý vị trí nhiễm trùng không thể tiến hành tiêm thuốc. Thông thường bác sĩ sẽ lựa chọn tiêm ở màng hoạt dịch, tiêm vào bao gân hay tiêm ở bắp..... Những bệnh nhân có tình trạng nhẹ và vừa thường chỉ định tiêm 20 mg. Nếu tiêm cho tình trạng tổn thương rộng cấp độ nặng sẽ cân nhắc liều dùng 40 - 80 mg.
Khi tiêm thuốc Kontam-Cort cần lưu ý không phải mọi vị trí đều thích hợp để tiêm. Cần tránh tiêm thuốc trên da và tiêm tĩnh mạch như các loại thuốc thông thường.
3. Những chú ý trước khi dùng thuốc Kontam-Cort
Thuốc Kontam-Cort có thể chứa thành phần gây dị ứng cho người dùng không thể chủ quan. Bạn hãy kiểm tra kỹ nếu có tiền sử dị ứng với thuốc hãy báo lại bác sĩ để được đổi thuốc khác sử dụng tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Ngoài dị ứng, người bệnh cần xác nhận nguy cơ ảnh hưởng của thuốc. Đặc biệt là những người bệnh thuộc nhóm đối tượng chống chỉ định sử dụng cần hết sức lưu ý khi dùng thuốc Kontam-Cort:
- Người bệnh nhiễm nấm toàn phần lan rộng khắp cơ thể
- Bệnh nhân nhiễm siêu vi khuẩn
- Bệnh nhân xác định nhiễm vi khuẩn lao
- Người bệnh xuất huyết gây ra tình trạng giảm tiểu cầu vô căn sau khi tiến hành tiêm bắp.
Ngoài ra nếu chẩn đoán phát hiện nguy cơ viêm loét dạ dày nên tránh dùng thuốc Kontam-Cort. Các vấn đề khác nên lưu ý cẩn trọng theo dõi trong trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc Kontam-Cort điều trị:
- Viêm loét đại tràng hoặc viêm loét dạ dày ruột tiềm ẩn
- Tăng huyết áp
- Huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu
- Suy tim sung huyết
- Viêm tĩnh mạch do cơ thể xuất hiện huyết khối
- Suy thận
- Tiểu đường
- Rối loạn chức năng tuyến giáp
- Co giật
- Nhiễm trùng khi sử dụng thuốc kháng sinh
Trẻ dưới 15 tuổi, người cao tuổi, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên tự ý sử dụng thuốc Kontam-Cort khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Các đối tượng làm việc với máy móc yêu cầu tập trung hiện không có chống chỉ định nào liên quan đến Kontam-Cort hay cảnh báo bất kỳ nguy hiểm nào khi điều trị bằng thuốc Kontam-Cort.
4. Phản ứng phụ của thuốc Kontam-Cort
- Tổn thương gân
- Hoại tử xương
- Mẩn đỏ tại vị trí được tiêm
- Teo da do khô da
- Ngứa ngáy
- Sưng đau tại vết tiêm
- Phản ứng kích ứng lan rộng
- Sưng phù tĩnh mạch
- Tăng huyết áp
- Viêm loét dạ dày
- Làm người bệnh đái tháo đường diễn biến xấu đi
- Loãng xương
- Suy tuyến thượng thận cấp tính
- Đục thủy tinh thể
Những phản ứng phụ của thuốc Kontam-Cort có thể xuất hiện nhiều hơn những trường hợp được kể ở trên. Đây chỉ là danh sách phản ứng phụ đã phát hiện đo được tần suất trong thí nghiệm và thực tế người bệnh sau khi sử dụng thuốc Kontam-Cort.
Những phản ứng phụ ẩn hay phản ứng phụ rất hiếm gặp vẫn có nguy cơ xuất hiện. Bệnh nhân nên chủ động đánh giá mọi ảnh hưởng sức khỏe sau khi dùng thuốc để kịp thời phát hiện và điều chỉnh liều dùng cũng như cách sử dụng thuốc phù hợp nhất với bệnh tình.
5. Tương tác với thuốc Kontam-Cort
Tránh sử dụng đồng thời thuốc Kontam-Cort với một số loại thuốc như:
- Rifampin
- Barbiturate
- Ketoconazole
- Salicylate
- Digitalis
- Phương pháp tránh thai dạng thuốc uống
Ngoài ra một số loại thuốc có thể tương tác lại với thuốc Kontam-Cort do chất xúc tác được xác định là bệnh lý nền của mỗi bệnh nhân. Vì thế hãy báo cho bác sĩ mọi tình trạng liên quan đến sức khỏe cùng những loại thuốc uống đã dùng trước đây và đang sử dụng ở hiện tại để đánh giá chi tiết.
Những thông tin trên đã giúp bạn đọc hiểu hơn thuốc Kontam-Cort có tác dụng gì. Hãy luôn tìm hiểu kỹ mọi thông tin trước khi dùng thuốc để có thể đạt hiệu quả dược lý cao nhất.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.