Thuốc Intratect chứa thành phần globulin miễn dịch được bào chế ở dạng dịch tiêm truyền tĩnh mạch. Thuốc Intratect được chỉ định trong điều trị suy giảm miễn dịch nguyên phát hoặc thứ phát, xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn...
1. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Intratect
Thuốc Intratect được chỉ định như một liệu pháp thay thế trong điều trị tình trạng suy giảm miễn dịch nguyên phát hoặc thứ phát. Ngoài ra, thuốc Intratect còn chỉ định trong trường hợp xuất huyết tiểu cầu vô căn hoặc bệnh Kawasaki, ghép tủy xương dị sinh...
Thuốc Intratect chống chỉ định với một số trường hợp sau:
- Sử dụng IGIV cho những người đã có phản ứng phản vệ hoặc phản ứng toàn thân nặng đối với miễn dịch immunoglobulin;
- Trường hợp có phản ứng mẫn cảm với các thành phần của thuốc;
- Những trường hợp cần chuẩn bị sẵn adrenalin trước khi sử dụng IGIV để xử trí ngày sau khi có phản ứng phụ xảy ra;
- Chống chỉ định với trường hợp thiếu hụt IgA chọn lọc.
2. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Intratect
Liều lượng sử dụng thuốc Intratect phụ thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh của mỗi cá nhân. Trong liệu pháp áp dụng điều trị thay thế thì liều sử dụng thuốc Intratect được dựa trên mức độ đáp ứng và dược động học lâm sàng của người bệnh.
- Liều điều trị thay thế trong suy giảm miễn dịch nguyên pháp được thực hiện để đạt được mức độ cận dưới nồng độ globulin miễn dịch IgG tối thiểu ở mức từ 4 đến 6g/ l. Người bệnh cần duy trì nồng độ này trong thời gian từ 3 tới 6 tháng kể từ khi bắt đầu trị liệu để đạt được mức độ cân bằng. Liều khuyến có sử dụng thuốc Intratect có thể bắt đầu từ 8 đến 16ml/ kg và liều tiếp theo có thể áp dụng tối thiểu là 4ml/ kg trong mỗi 3 tuần;
- Trong điều trị áp dụng liệu pháp trị liệu thay thế u tủy hoặc ung thư bạch cầu lympho mãn tính có kèm theo tình trạng giảm bất thường hàm lượng globulin miễn dịch trong máu thứ cấp và nhiễm khuẩn tái diễn thì liều khuyến cáo điều trị từ 4 đến 8ml/ kg mỗi 3 đến 4 tuần;
- Điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu với giai đoạn cấp tính liều dùng được áp dụng từ 16 đến 20ml/ kg mỗi ngày và có thể nhắc lại liều trong vòng 3 ngày hoặc có thể sử dụng liều điều trị 8ml/ kg.
- Trong điều trị bệnh Kawasaki có thể áp dụng liều điều trị 32 đến 40ml/ kg và được chia thành 2 lần sử dụng trong 2 đến 5 ngày hoặc có thể sử dụng liều đơn với hàm lượng 40ml/ kg. Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng điều trị phối hợp với acid acetyl salicylic.
- Điều trị ghép tuỷ xương dị sinh được áp dụng liệu pháp điều trị với globulin miễn dịch người như một phần của chế độ dinh dưỡng và sử dụng thuốc phẫu thuật. Hơn nữa, trường hợp này còn thực hiện để điều trị nhiễm khuẩn cũng như dự phòng bệnh mảnh ghép chống lại vật ký chủ. Liều khởi đầu có thể áp dụng thường là 10ml/ kg/ tuần và bắt đầu từ 7 ngày trước khi thực hiện phẫu thuật. Người bệnh có thể áp dụng điều trị kéo dài tới 3 tháng sau khi cấy ghép.
Thuốc Intratect được sử dụng khởi đầu bằng truyền tĩnh mạch với tốc độ truyền ban đầu không quá 1.4ml/ người trong vòng 30 phút. Tuy nhiên, khi thuốc Intratect đạt tối ưu dung nạp thì tốc độ truyền thuốc có thể tăng lên từ từ và tối đa là 1.9ml/ kg/ giờ cho đến khi hết dịch truyền.
Cần lưu ý: Liều điều trị khuyến cáo ở trên cho thuốc Intratect chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Intratect, người bệnh cần được chỉ định của bác sĩ.
3. Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Intratect
Thuốc Intratect có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp thì thuốc Intratect có thể xảy ra ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng.
Một số tác dụng phụ thường gặp do Intratect gây ra bao gồm: Đau ngực, khớp, chuột rút, buồn nôn, sốt, mệt, ngứa, bốc hỏa, tăng huyết áp... Những tác dụng phụ này có thể xảy ra lúc bắt đầu điều trị hoặc sau khi tăng liều lượng thuốc sử dụng. Thông thường những phản ứng này có thể thoáng qua hoặc giảm dần theo thời gian.
Tuy nhiên, với một số trường hợp thì thuốc Intratect có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn nghiêm trọng với các phản ứng hiếm gặp. Những phản ứng này có thể xuất hiện chỉ sau vài phút khi sử dụng thuốc Intratect hoặc có thể lâu hơn trong vòng 1 vài ngày. Khi xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng như: hội chứng viêm màng não vô khuẩn ở người bệnh điều trị IGIV, mày đay, đau cứng gáy... thì người bệnh nên ngừng sử dụng thuốc Intratect và cần được hỗ trợ y tế ngay lập tức.
Mặc dù đây không phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc Intratect nhưng nếu người bệnh cảm thấy các dấu hiệu bất thường trong quá trình điều trị thì cần báo ngay cho bác sĩ hoặc cán bộ y tế.
Bài viết đã cung cấp thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Intratect. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Intratect theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.