Công dụng thuốc Fascapin 20

Fascapin 20 là thuốc điều trị các chứng tăng huyết áp vô căn, phòng ngừa các các cơn đau thắt ngực do tác dụng làm giãn mạch máu, giảm sức cản ngoại vi. Vậy Fascapin 20 có tác dụng như thế nào đối với cơ thể?

1. Fascapin 20 là thuốc gì?

Fascapin 20 có thành phần chính là Nifedipine - một chất đối kháng kênh Canxi thuộc nhóm Dihydropyridine trong điều trị tăng huyết áp. Fascapin 20 tác động thông qua cơ chế ức chế chọn lọc ion canxi vào tế bào cơ tim và cơ trơn mạch máu từ đó làm giãn mạch, giảm sức cản của mạch máu ngoại vi, gây hạ áp.

Nifedipine có trong Fascapin 20 còn làm tăng lưu lượng máu ngoại biên, tăng lượng máu đến thận, não và làm giãn của động mạch và tiểu động mạch. Thuốc không làm tăng nhịp tim.

Fascapin 20 hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa chỉ sau vài phút uống thuốc. Hầu như thuốc được gắn vào protein huyết tương (90 - 95%), chuyển hóa ở gan và đào thải qua nước tiểu và phân.

2. Chỉ định của thuốc Fascapin 20

Thuốc Fascapin 20 được chỉ định trong các trường hợp bệnh lý sau:

3. Chống chỉ định của thuốc Fascapin 20

Các trường hợp không được sử dụng thuốc Fascapin 20:

  • Dị ứng với thành phần nifedipine hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Nhồi máu cơ tim cấp.
  • Các bệnh lý choáng do tim, nhịp tim không ổn định, hẹp động mạch chủ, suy tim mất bù.
  • Huyết áp thấp.
  • Phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi không sử dụng Fascapin 20.
  • Bệnh nhân rối loạn chuyển hóa Porphyrin.

Các lưu ý khi sử dụng Fascapin 20

  • Bệnh nhân huyết áp tâm thu < 90 mmHg sử dụng thuốc cần theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Bệnh nhân giảm thể tích tuần hoàn, tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan hạn chế sử dụng Fascapin 20.
  • Cần ngưng thuốc ngay khi thấy các triệu chứng nóng rát thượng vị, đầy bụng trên những bệnh nhân tiền sử viêm loét dạ dày - tá tràng.
  • Bệnh nhân suy tim, chức năng thất trái bị suy thận trọng khi dùng thuốc.
  • Bệnh nhân suy gan, đái tháo đường cần giảm liều thuốc.
  • Nước ép bưởi sẽ làm quá trình chuyển hóa thuốc bị thay đổi.
  • Fascapin 20 làm giảm co mạch, có thể ức chế chuyển dạ trong đẻ.

4. Các tương tác của Fascapin 20 với thuốc khác

Phối hợp Fascapin 20 với các thuốc chẹn beta tăng tác dụng và dung nạp thuốc. Tuy nhiên có thể gây nguy cơ hạ huyết áp quá mức, tăng xuất hiện cơn đau thắt ngực.

Các thuốc ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu, nitrate, nhóm thuốc hướng tâm thần, Digoxin, Quinidine, Cimetidine, Coumarin, Cyclosporin có thể làm giảm tác dụng của thuốc Fascapin 20 khi dùng chung.

Thuốc kháng Histamin H2 dùng đồng thời với Fascapin 20 làm tăng nồng độ thuốc trong máu, làm tăng tác dụng thuốc. Khi sử dụng cần chỉnh liều phù hợp.

Fentanyl phối hợp với Fascapin 20 tác dụng hạ huyết áp. Trong phẫu thuật nếu dùng liều cao fentanyl phải tạm ngừng nifedipin hoặc thay đổi thuốc khác ít nhất 36 giờ trước khi phẫu thuật.

Fascapin 20 làm giảm nồng độ Theophylin trong huyết tương. Nhóm thuốc kháng viêm không steroid tăng đối kháng với tác dụng hạ áp của Fascapin 20.

5. Liều dùng và cách dùng thuốc Fascapin 20

Cách dùng

Uống thuốc với nước lọc, không nhai, uống sau bữa ăn để tránh kích ứng dạ dày.

Liều dùng

  • Thiếu máu cơ tim hoặc đau thắt ngực: 1 viên (20mg) x 2 lần/ngày. Liều tối đa: 40mg (2 viên) x2 lần/ngày.
  • Tăng huyết áp nguyên phát hoặc thứ phát: 1 viên (20mg) x 2 lần/ngày. Liều tối đa: 40mg (2 viên) x2 lần/ngày.
  • Khoảng cách giữa 2 lần dùng thuốc là 12 giờ, tối thiểu cách 4 giờ.

6. Tác dụng phụ của Fascapin 20

Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp khi sử dụng Fascapin 20:

Thường gặp

  • Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.
  • Mệt mỏi, đỏ phừng mặt.
  • Tim đập nhanh.
  • Phù mắt cá chân
  • Khó chịu thượng vị, buồn nôn, nôn, táo bón hoặc tiêu chảy,...

Khi đã nắm rõ thông tin về công dụng, liều dùng bạn có thể sử dụng thuốc Fascapin 20 theo hướng dẫn trên hoặc có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ kê đơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe