Dalisone chứa thành phần Ceftriaxone 1g, thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng vết thương, nhiễm trùng tiêu hóa. Vậy thuốc Dalisone nên được sử dụng như thế nào?
1. Thuốc Dalisone có tác dụng gì?
Thuốc Dalisone được chỉ định cho những đối tượng bệnh lý sau:
- Điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn nhạy cảm như bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng đường mật, nhiễm trùng đường hô hấp dưới, nhiễm khuẩn xương và khớp, nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm vùng chậu, viêm phúc mạc, dự phòng nhiễm trùng sau phẫu thuật.
- Điều trị bệnh lậu không biến chứng
- Nhiễm trùng hô hấp, các nhiễm trùng tai - mũi - họng, thận - tiết niệu sinh dục, viêm màng não mủ.
2. Liều lượng và cách dùng thuốc Dalisone
Cách dùng:
Dalisone được bào chế dưới dạng bột pha tiêm, thuốc có thể sử dụng để tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch.
- Pha dung dịch tiêm bắp: Lọ 1g được hòa tan với nước cất pha tiêm 3,6 ml, pha loãng đến nồng độ 250 mg ceftriaxon trong mỗi ml.
- Chuẩn bị dung dịch tiêm tĩnh mạch: Lọ 1g được hoàn tan với 9,6 ml nước cất pha tiêm, pha loãng đến nồng độ 100mg ceftriaxon trong mỗi ml
- Chuẩn bị dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch: Lọ 1g được hoàn tan với dung dịch NaCl 0,95 hoặc là dextrose 5%-10%, pha loãng đến nồng độ 40mg ceftriaxon trong mỗi ml
Lưu ý: Không sử dụng thuốc hòa tan hoặc pha loãng với dung dịch có chứa thành phần Calci vì có thể gây kết tủa như dung dịch lactar ringer, dung dịch Hartman...
Liều dùng:
- Đối với người lớn: Tiêm bắp hoặc là tiêm tĩnh mạch sử dụng từ 1-2g/ ngày hoặc 0,5-1g mỗi 12 giờ. Liều sử dụng tối đa là 4g và thời gian điều trị từ 7 đến 14 ngày.
- Điều trị bệnh lậu: Tiêm tĩnh mạch sử dụng liều duy nhất là 250 mg
- Dự phòng trước phẫu thuật: sử dụng 1 - 2 g tiêm 30 - 90 phút trước mổ.
- Viêm màng não sử dụng liều lượng 100 mg/kg x 1 lần/ngày, tối đa 4g
- Liều thông thường với trẻ em dưới 12 tuổi: Liều truyền tĩnh mạch từ 20-80 mg/kg/ngày.
- Liều thông thường với trẻ em trên 12 tuổi, sử dụng tương tự như liều của người trưởng thành.
Chống chỉ định:
Không sử dụng thuốc tiêm truyền tĩnh mạch cho người mẫn cảm với thành phần của thuốc, hoặc mẫn cảm với Cephalosprin
Không nên sử dụng thuốc với trẻ sơ sinh tăng bilirubin huyết, trẻ sơ sinh có triệu chứng vàng da và bị giảm albumin huyết.
3. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Dalisone
Thuốc được đánh giá khá an toàn nên các tác dụng phụ mang lại thường nhẹ và xảy ra trong thời gian ngắn. Cụ thể:
- Hệ tiêu hóa: Đi ngoài ra phân lỏng, tiêu chảy, nôn và buồn nôn, nhiệt miệng và viêm lưỡi, một số ít trường hợp hiếm gặp là đau bụng.
- Tăng khả năng nhiễm khuẩn: Gây bệnh đường sinh dục, viêm đại tràng giả mạc.
- Phản ứng quá mẫn: Phản ứng ít gặp như nổi mề đay, phù nề, run, phản ứng phản vệ ( co thắt phế quản) viêm da dị ứng, phát ban, ngứa da. Phản ứng hiếm gặp như run, co thắt phế quản, sốt do thuốc. Phản ứng rất hiếm gặp như ban đỏ da, hội chứng Stevens-Johson, hội chứng lyell, hoại tử thượng bì nhiễm độc.
- Máu và rối loạn hệ bạch huyết: Phản ứng thường gặp như phản ứng huyết học (thiếu máu, thiếu máu tan máu, giảm bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ái toan), rối loạn đông máu.
- Phản ứng ít gặp như thiếu máu tan máu tự miễn, giảm bạch cầu hạt, đối với bệnh nhân bị suy gan, suy thận và bệnh nhân bị suy dinh dưỡng hoặc người có nồng độ vitamin K thấp thường gặp phải phản ứng chảy máu, bầm tím do hạ prothrombin.
- Hệ thần kinh trung ương: Phản ứng hiếm gặp như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. nếu như sử dụng liều lượng thuốc cao và trong thời gian dài các bệnh nhân suy thận có thể gặp phản ứng co giật.
- Thận và tiết niệu: Phản ứng hiếm gặp như tiểu ra máu, tiểu ít, tăng creatinin huyết thanh. Phản ứng rất hiếm gặp như thuốc gây lắng đọng trong ống thận phản ứng này thường gặp ở trẻ em trên 3 tuổi được sử dụng liều lượng thuốc cao trên 80mg/kg/ngày hoặc là tổng liều lượng quá 10g. Phản ứng này có thể có triệu chứng hoặc không có triệu chứng, việc lắng đọng kết tủa dẫn đến bệnh suy thận hoặc là vô niệu. Tuy nhiên phản ứng này có thể sẽ chấm dứt sau khi ngưng sử dụng thuốc.
- Gan và mật: Gây bệnh viêm gan, vàng da ứ mật, tăng men gan, tăng kết quả xét nghiệm chức năng gan.
- Ảnh hưởng tại chỗ: Đau hoặc là cảm thấy khó chịu tại vị trí tiêm ngay sau khi tiêm thuốc, có thể phòng tránh bằng cách tiêm chậm trong 2-4 phút.
4. Tương tác thuốc Dalisone
Acetaminophen kết hợp với Ceftriaxone có thể làm giảm tốc độ bài tiết của Acetaminophen dẫn đến nồng độ trong huyết thanh cao hơn.
Acetazolamide có thể làm tăng tốc độ bài tiết của Ceftriaxone dẫn đến làm giảm nồng độ thuốc trong huyết thanh và có khả năng làm giảm hiệu quả của thuốc.
Axit acetylsalicylic: Làm tăng nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của độc tính trên thận khi Acetylsalicylic acid được kết hợp với Ceftriaxone.
Aclidinium: Ceftriaxone có thể làm giảm tốc độ bài tiết của Aclidinium, dẫn đến nồng độ huyết thanh cao hơn.
Abacavir kết hợp với Ceftriaxone có thể làm giảm tốc độ bài tiết của Abacavir dẫn đến nồng độ huyết thanh cao hơn.
Abciximab: Hiệu quả điều trị của Abciximab có thể giảm khi dùng kết hợp với Ceftriaxone.
Acamprosate: Sự bài tiết của Acamprosate có thể bị giảm khi kết hợp với Ceftriaxone.
Aceclofenac: Tăng mức độ nghiêm trọng của độc tính trên thận khi Ceftriaxone được kết hợp với Aceclofenac.
Acemetacin: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của độc tính trên thận có thể tăng lên khi Ceftriaxone được kết hợp với Acemetacin.
Acetaminophen: Ceftriaxone có thể làm giảm tốc độ bài tiết của Acetaminophen, điều này có thể dẫn đến nồng độ trong huyết thanh cao hơn.
Acenocoumarol: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của chảy máu có thể tăng lên khi Ceftriaxone được kết hợp với Acenocoumarol.
Trên đây là những công dụng của thuốc Dalisone, việc sử dụng thuốc đúng mục đích, liều lượng và hướng dẫn chỉ định của bác sĩ sẽ giúp mang tới kết quả điều trị tốt hơn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.