Thuốc Corticlasmin thuộc nhóm hormone nội tiết tố. Thuốc có chứa các thành phần chính gồm Prednisone, Theophylline và Phenobarbital, được bào chế dạng viên nén. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Corticlasmin sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.
1. Chỉ định dùng thuốc Corticlasmin
Thuốc Corticlasmin được chỉ định trong các trường hợp bị bệnh lý tại khớp, hô hấp, da, mắt, thận, huyết học và các tình trạng dị ứng đáp ứng với Corticosteroids như:
- Viêm khớp dạng thấp;
- Lupus ban đỏ toàn thân;
- Một số thể viêm mạch: viêm động mạch thái dương và viêm quanh động mạch nút;
- Bệnh sarcoid;
- Hen phế quản;
- Viêm loét đại tràng;
- Thiếu máu tan huyết;
- Giảm bạch cầu hạt;
- Những bệnh dị ứng bao gồm cả phản vệ.
- Ung thư như bệnh bạch cầu cấp;
- U lympho;
- Ung thư vú;
- Ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn cuối.
2. Liều lượng - Cách dùng thuốc Corticlasmin
Cách dùng:
Thuốc Corticlasmin bào chế dạng viên nén nên dùng bằng đường uống. Người bệnh nên uống thuốc với nước lọc để không làm ảnh hưởng đến tác dụng điều trị.
Liều lượng:
- Đối với các trường hợp mắc bệnh mạn tính: Liều khởi đầu từ 5 - 10 mg. Sau đó tăng dần liều đến khi đạt hiệu quả.
- Điều trị suy thượng thận: Liều từ 2,5 - 10mg/ ngày.
- Điều trị dị ứng, thấp khớp cấp: Liều từ 20 - 30mg/ ngày.
- Điều trị bệnh chất tạo keo: Liều 30mg/ ngày.
Lưu ý: Liều dùng Corticlasmin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng Corticlasmin cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Corticlasmin phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều thuốc Corticlasmin:
- Trong trường hợp quên liều thuốc Corticlasmin thì nên bổ sung bù càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu thời gian gần đến lần sử dụng tiếp theo thì nên bỏ qua liều Corticlasmin đã quên và sử dụng liều mới.
- Khi sử dụng thuốc Corticlasmin quá liều thì người bệnh cần ngừng thuốc ngay lập tức và đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
3. Chống chỉ định dùng thuốc Corticlasmin
Chống chỉ định sử dụng thuốc Corticlasmin trong trường hợp:
- Người bệnh bị nhiễm nấm toàn thân, loét dạ dày tá tràng hoặc bị viêm gan siêu virus.
- Người bị nhiễm trùng mắt chảy mủ cấp tính chưa điều trị hoặc nhiễm Herpes simplex bề mặt cấp (viêm gai giác mạc).
- Người mắc bệnh thủy đậu, các bệnh giác mạc và kết mạc khác do virus, bệnh đậu bò, lao mắt và nấm mắt.
- Trường hợp nhiễm khuẩn nặng trừ shock nhiễm khuẩn và lao màng não.
- Có tiền sử quá mẫn với Prednisolon.
- Các tình trạng nhiễm trùng do do virus, nấm hoặc lao.
- Đang sử dụng vắc-xin sống.
4. Tương tác thuốc Corticlasmin
Corticlasmin có thể xảy ra phản ứng tương tác nếu dùng đồng thời với:
- Ciclosporin;
- Erythromycin;
- Phenobarbital;
- Phenytoin;
- Carbamazepin;
- Ketoconazol;
- Rifampicin.
Ngoài ra, Prednisolon cũng có thể gây tăng glucose huyết. Bởi vậy với người bệnh tiểu đường cần dùng liều insulin cao hơn.
Lưu ý: Tránh dùng đồng thời prednisolon với thuốc chống viêm không steroid vì có thể gây loét dạ dày.
Để tránh tình trạng tương tác, trước khi được kê đơn Corticlasmin thì người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để kê đơn Corticlasmin phù hợp.
5. Tác dụng phụ của thuốc Corticlasmin
Thuốc Corticlasmin có mức độ an toàn cao và ít xảy các tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, dùng thuốc Corticlasmin với liều cao hay kéo dài, có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như:
- Viêm giác mạc do nhiễm Herpes simplex. Dùng nhiều và kéo dài.
- Suy tuyến thượng thận cấp có thể xảy ra khi ngừng thuốc đột ngột sau thời gian dài điều trị hoặc khi có stress.
Những phản ứng phụ của thuốc Corticlasmin còn đang được phân tích và theo dõi ở các bệnh nhân cùng kết quả thí nghiệm. Không thể khẳng định trên đây là tất cả ảnh hưởng của thuốc Corticlasmin. Tuy nhiên, dựa vào đó người bệnh có thể phòng ngừa tránh được những ảnh hưởng nguy hiểm do phản ứng phụ gây ra.
Một vài trường hợp hiếm gặp có thể xuất hiện biến chứng gây ra hậu quả nghiêm trọng khi sử dụng Corticlasmin. Để bảo vệ sức khỏe bản thân tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng khi dùng thuốc Corticlasmin, người bệnh hãy nói với bác sĩ mọi dấu hiệu bất thường. Đồng thời nên thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ trong quá trình sử dụng thuốc Corticlasmin, theo hướng dẫn của bác sĩ.
6. Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Corticlasmin
Thận trọng khi dùng thuốc Corticlasmin cho:
- Bệnh nhân Lao, phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em.
- Những người bị loãng xương, người mới nối thông (ruột, mạch máu), đái tháo đường, rối loạn tâm thần, tăng huyết áp, loét dạ dày - tá tràng, suy tim và trẻ đang lớn.
- Người cao tuổi vì nguy cơ những tác dụng không mong muốn.
- Trẻ em có thể nhạy cảm hơn với sự ức chế tuyến thượng thận khi điều trị thuốc bôi tại chỗ.
- Khi dùng liều cao, có thể ảnh hưởng đến tác dụng của tiêm chủng vacxin.
- Khi tiêm trong khớp cần đảm bảo vô trùng tuyệt đối.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Corticlasmin. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Corticlasmin là thuốc kê đơn, cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh không nên tự ý dùng vì có thể gặp phải tác dụng không mong muốn.