Công dụng thuốc clyodas

Clyodas là kháng sinh thuộc nhóm Lincosamid, với tác dụng chính điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn kỵ khí do Bacteroides fragilis, hay vi khuẩn Gram dương như Streptococci điển hình như bệnh viêm phế quản phổi, nhiễm khuẩn huyết, vết thương mưng mủ,...Vậy để tìm hiểu cụ thể xem thuốc Clyodas là thuốc gì? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết về công dụng thuốc Clyodas qua bài viết dưới đây.

1. Tác dụng của thuốc Clyodas là gì?

1.1. Thuốc Clyodas là thuốc gì?

Thuốc Clyodas thuộc nhóm dược lý: Lincosamides, là nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Clyodas 300 là thuốc được chỉ định để điều trị những bệnh về nhiễm vi khuẩn nhạy cảm với clindamycin như Bacteroides fragilis và Staphylococcus aureus, đặc biệt là điều trị bệnh ở những người bệnh thường bị dị ứng với thành phần chứa penicillin.

Thuốc Clyodas 300 có thành phần: Clindamycin (dưới dạng clindamycin HCl) 300mg.

1.2. Công dụng thuốc Clyodas

Thuốc Clyodas là một loại kháng sinh lincosamid nó có công dụng kìm khuẩn lại, chủ yếu là chống lại vi khuẩn Gram dương và nhiều các loại vi khuẩn kỵ khí. Tác dụng của thuốc clindamycin chủ yếu là kìm khuẩn lại mặc dù ở nồng độ cao nó có thể diệt khuẩn chậm đối với các chủng nhạy cảm.

Chỉ định:

Điều trị các nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn kỵ khí, đặc biệt do Bacteroides fragilis. Clindamycin cũng được dùng trong điều trị các bệnh do nhiễm vi khuẩn Gram dương như Streptococci (gồm cả chủng đã kháng methicillin) và Pneumococci.

  • Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm trong những trường hợp sau: Tai mũi họng do S.pneumoniae kháng penicillin, viêm phế quản phổi, răng hàm mặt, da, trứng cá, sinh dục, xương khớp, nhiễm khuẩn huyết (trừ viêm màng não).
  • Nhiễm khuẩn trong ổ bụng như viêm phúc mạc và áp xe trong ổ bụng; nhiễm khuẩn vết thương mưng mủ. Sốt sản (đường sinh dục), nhiễm khuẩn nặng vùng chậu hông và đường sinh dục nữ. chấn thương xuyên mắt, viêm nội nhãn. Nhiễm vi khuẩn hoại thư sinh hơi.
  • Dự phòng: Viêm màng não trong tim nhiễm khuẩn khi làm thủ thuật ở răng, đường hô hấp trong trường hợp dị ứng với beta-lactam.

Ngoài ra, clindamycin còn phối hợp với quinin uống để điều trị sốt rét kháng cloroquin; và primaquin để điều trị viêm phổi do Pneumocystis jiroveci; với pyrimethamin để điều trị bệnh Toxoplasma.

Phác đồ nhiều thuốc để điều trị bệnh than do hít phải bào tử bệnh than, bệnh than ở da nặng.

2. Cách sử dụng của thuốc Clyodas

2.1. Cách dùng thuốc Clyodas

  • Cách dùng thuốc bằng đường uống: Người bệnh có thể dùng thuốc cùng với thức ăn hoặc không, nên uống với nhiều nước để tránh sự kích ứng.
  • Cách dùng cho thuốc tiêm:

Hoàn thuốc kèm dung môi với nguyên lọ bột thuốc. Thuốc được dùng để tiêm vào bắp hoặc là tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bằng truyền tĩnh mạch.

Thời gian điều trị bệnh với liều thuốc clindamycin tùy thuộc vào loại bệnh nhiễm khuẩn, mức độ nặng nhẹ của bệnh với người bệnh. Trong các nhiễm khuẩn do các Streptococcus beta tan ở trong máu nhóm A, điều trị clindamycin cần phải tiếp tục ít nhất 10 ngày. Trong các nhiễm khuẩn nặng như viêm màng trong tim hoặc viêm xương tủy, phải điều trị ít nhất là 6 tuần.

Thuốc tiêm bắp hay tĩnh mạch ngắt quãng hay liên tục với dung dịch pha loãng không vượt quá 12 mg trên ml, với tốc độ không quá 30 mg trên phút. Trong 1 giờ không tiêm tĩnh mạch quá 1,2 g, cũng không nên vào tiêm bắp quá 600mg trên một lần.

2.2. Liều dùng thuốc uống thuốc Clyodas

Người lớn:

Liều thường dùng là 150 – 450 mg (1 – 3 viên) mỗi 6 giờ, phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.

Người cao tuổi:

Yêu cầu liều lượng ở người cao tuổi không bị ảnh hưởng chỉ bởi yếu tố tuổi tác.

Trẻ em:

Liều thông thường là 3 – 6 mg trên kg, mỗi 6 giờ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. Không vượt quá liều cho người lớn.

Viên nang cứng Clyodas® 150 không thích hợp cho trẻ em không có khả năng nuốt nguyên viên. Viên nang không cung cấp chính xác liều mg/kg, do đó cần dùng dạng bào chế khác thay thế trong một số trường hợp.

Người suy thận:

Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân bị suy thận nhẹ đến trung bình. Ở các bệnh nhân suy thận nặng hoặc vô niệu, cần theo dõi nồng độ trong huyết tương. Dựa trên kết quả, việc đo lường này có thể khiến giảm liều hoặc gia tăng khoảng cách liều thành 8 giờ hay thậm chí 12 giờ nếu cần.

Người suy gan:

Ở bệnh nhân suy gan trung bình đến nghiêm trọng, thời gian bán thải của clindamycin bị kéo dài. Giảm liều nhìn chung không cần nếu clindamycin được dùng mỗi 8 giờ. Tuy nhiên, nồng độ trong huyết tương của clindamycin nên được theo dõi ở những bệnh nhân bị suy gan nặng. Dựa trên kết quả, việc đo lường này có thể khiến giảm liều hoặc gia tăng khoảng cách liều nếu cần.

Thời gian điều trị với clindamycin tùy thuộc vào loại bệnh nhiễm khuẩn và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Trong nhiễm khuẩn do Streptococcus beta tan máu nhóm A, điều trị clindamycin phải tiếp tục ít nhất 10 ngày. Trong các nhiễm khuẩn nặng như viêm màng trong tim hoặc viêm xương tủy, phải điều trị ít nhất là 6 tuần.

Liều dùng thuốc tiêm:

Liều dùng được quy về số lượng tương đương với clindamycin.

  • Chấn thương xuyên mắt: Tiêm tĩnh mạch gentamicin 1,5 mg trên kg cùng với clindamycin 600 mg.
  • Hoại thư sinh hơi ở những người bệnh mẫn cảm với penicillin: Clindamycin 600 mg, tiêm tĩnh mạch 8 giờ một lần.
  • Viêm phổi sặc: Tiêm tĩnh mạch chậm 600 mg clindamycin, 8 giờ một lần.
  • Trẻ em: Liều clindamycin tiêm bắp hoặc tĩnh mạch cho trẻ em trên 1 tháng tuổi, thường từ 15 – 40g/kg trong một ngày, chia làm 3 – 4 lần. Liều tiêm bắp hoặc tĩnh mạch cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi là 15 – 20 mg/kg trong một ngày, chia làm 3 – 4 lần. Ðối với trẻ sơ sinh thiếu tháng, 15mg/kg trong một ngày có thể thích hợp.
  • Người suy thận và suy gan: Nên giảm liều clindamycin đối với người bệnh suy gan và suy thận nặng, không cần thiết điều chỉnh liều nếu suy thận nhẹ đến vừa và bệnh gan.
  • Người cao tuổi: Thời gian bán thải, thể tích phân bố, độ thanh thải và mức độ hấp thu sau khi tiêm clindamycin phosphate không bị thay đổi bởi sự gia tăng tuổi tác. Phân tích dữ liệu từ các nghiên cứu lâm sàng không cho thấy sự liên quan giữa tuổi tác và độc tính của thuốc. Vì vậy, không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân cao tuổi.
  • Xử lý khi quên liều:
  • Dùng liều đó ngay khi nhớ ra, nếu quên liều quá lâu thì bỏ qua liều đã quên, chỉ sử dụng liều tiếp theo, không dùng gấp đôi liều để bù liều đã quên.
  • Xử trí khi quá liều:
  • Khi có biểu hiện quá liều cần báo ngay cho bác sĩ điều trị biết và đưa bệnh nhân tới bệnh viện để có cách xử lý kịp thời

3. Chống chỉ định của thuốc Clyodas

Tiền sử người bệnh quá mẫn với các chế phẩm có chứa clindamycin hay lincomycin, viêm ruột khu trú hay viêm loét đại tràng, hay viêm đại tràng do dùng kháng sinh.

Thuốc clindamycin làm tăng các tác dụng của các thuốc phong bế rễ thần kinh cơ khác nên phải thận trọng khi sử dụng chung với các thuốc này.

Người bệnh không nên dùng đồng thời với thuốc có thành phần erythromycin vì nó có thể ức chế tác dụng lẫn nhau do tác dụng trên cùng một vị trí trên ribosom vi khuẩn.

Chất đối kháng vitamin K: Gia tăng thời gian đông máu (trong các xét nghiệm PT/INR) và/hoặc xuất huyết đã được báo cáo ở những bệnh nhân điều trị kết hợp clindamycin với chất đối kháng vitamin K (ví dụ warfarin, acenocoumarol và fluindione). Do đó, các xét nghiệm đông máu cần được theo dõi thường xuyên ở những bệnh nhân được điều trị với chất đối kháng vitamin K.

4. Lưu ý khi sử dụng của thuốc Clyodas

Thận trọng khi dùng thuốc cho:

  • Người bệnh có bệnh đường tiêu hoá hoặc có tiền sử viêm đại tràng.
  • Người bệnh cao tuổi nhạy cảm đặc biệt với thuốc.

Clindamycin tích luỹ ở những người bệnh suy gan nặng, do đó phải điều chỉnh liều dùng và định kỳ phân tích enzym gan cho những người bệnh này.

Thận trọng:

  • Gây viêm đại tràng giả mạc do C.difficile.
  • Thận trọng đối với người có bệnh đường tiêu hóa hoặc có tiền sử viêm đại tràng.
  • Người bệnh cao tuổi nhạy cảm đặc biệt với thuốc, cần theo dõi cẩn thận nhu động ruột và bệnh tiêu chảy.
  • Clindamycin tích lũy ở những người bệnh suy gan nặng.
  • Dùng clindamycin có thể làm các vi khuẩn không nhạy cảm với thuốc phát triển quá mức. Nhất thiết phải theo dõi người bệnh và làm kháng sinh đồ thường xuyên để có biện pháp điều trị thích hợp.
  • Clindamycin cần sử dụng thận trọng cho người bị suy thận và suy gan nặng, khi dùng liều cao cho người bệnh này cần theo dõi nồng độ clindamycin trong huyết thanh.
  • Trẻ em nhỏ hơn 16 tuổi khi dùng thuốc cần thường xuyên theo dõi chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
  • Không dùng thuốc để điều trị nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương. Thuốc không qua được hàng rào máu não nên không dùng cho viêm màng não.
  • Clindamycin dung nạp kém ở bệnh nhân AIDS.
  • Clindamycin không an toàn cho người bệnh bị loạn chuyển hóa porphyrin, tránh dùng cho người bị rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp tính.
  • Phản ứng phản vệ.
  • Bệnh nhân bị tiêu chảy nặng không được dùng thuốc này.

Khả năng sinh sản, mang thai và cho con bú

Thai kỳ

  • Clindamycin đi qua nhau thai ở người. Sau nhiều liều, nồng độ nước ối xấp xỉ 30% nồng độ trong máu của mẹ.
  • Clindamycin chỉ nên được sử dụng cho phụ nữ có thai khi thật cần thiết.

Cho con bú

  • Clindamycin được bài tiết qua sữa mẹ. Clindamycin dùng đường uống và đường tiêm đã được báo cáo là xuất hiện trong sữa mẹ trong khoảng từ 0,7 đến 3,8 μg / ml. Do có khả năng xảy ra phản ứng có hại nghiêm trọng ở trẻ bú mẹ nên clindamycin không được dùng cho người cho con bú.

Khả năng sinh sản

  • Trong các nghiên cứu trên động vật, clindamycin không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc khả năng giao phối

5. Tác dụng phụ của thuốc Clyodas

Nhiễm trùng hoặc là nhiễm ký sinh trùng:

  • Thường gặp: Viêm đại tràng
  • Chưa biết: nhiễm khuẩn ở âm đạo hoặc viêm đại tràng do clostridium difficile.

Máu bị rối loạn hoặc mạch bạch huyết:

  • Thường gặp: Tăng bạch cầu ưa eosin.
  • Chưa biết: bệnh bạch cầu mất hạt, làm giảm bạch cầu trung tính, giảm đi tiểu cầu và giảm bạch cầu.

Rối loạn hệ miễn dịch:

  • Chưa biết: sốc phản vệ, phản ứng dạng phản vệ, phản ứng phản vệ, quá mẫn.

Rối loạn hệ thần kinh:

  • Ít gặp: Rối loạn vị giác.

Rối loạn tim:

  • Ít gặp: Ngừng tim – hô hấp.

Rối loạn mạch máu:

  • Thường gặp: viêm tắc tĩnh mạch.
  • Ít gặp: giảm huyết áp.

Rối loạn hệ tiêu hóa:

  • Thường gặp: tiêu chảy.
  • Ít gặp: đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.
  • Chưa biết: viêm thực quản, loét thực quản.

Rối loạn gan mật:

  • Chưa biết: vàng da.

Rối loạn da và mô dưới da:

  • Thường gặp: ban sần.
  • Ít gặp: mề đay.
  • Hiếm gặp: hồng ban đa dạng, ngứa.
  • Chưa biết: hoại tử biểu bì do nhiễm độc (TEN), hội chứng Stevens–Johnson (SJS), phản ứng do thuốc kèm tăng bạch cầu ưa eosin và những triệu chứng toàn thân (DRESS), ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP), phù mạch, viêm da, tróc vảy, viêm da bọng nước, ban dạng sởi.

Các rối loạn chung và tại nơi dùng thuốc:

  • Ít gặp: đau, áp xe tại chỗ tiêm.
  • Chưa biết: khó chịu ở chỗ tiêm.

Kết quả kiểm tra/ xét nghiệm:

  • Thường gặp: xét nghiệm chức năng gan bất thường.

6. Cách bảo quản thuốc Clyodas

  • Bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát, nhiệt độ không quá 30°C, trong bao bì gốc và tránh ánh sáng.
  • Để xa tầm tay trẻ em.

Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe