Công dụng thuốc Chirhostim

Thuốc Chirhostim là thuốc có thành phần chính là secretin. Thuốc Chirhostim được sử dụng để kích thích tuyến tụy bài tiết để xem tuyến tụy có hoạt động đúng không, từ đó giúp chẩn đoán hoặc tìm ra các vấn đề trong tuyến tụy, các u nhú trong quá trình nội soi. Thuốc Chirhostim cũng được sử dụng để giúp chẩn đoán các bệnh u tuyến (khối u trong tuyến tụy hoặc ruột).

1. Thuốc Chirhostim là thuốc gì?

Thuốc Chirhostim là thuốc có thành phần chính là secretin. Thuốc Chirhostim thường được sử dụng để điều trị các bệnh nội tiết - chuyển hóa, Chirhostim được sử dụng để kích thích tuyến tụy bài tiết để xem tuyến tụy có hoạt động đúng không, từ đó giúp chẩn đoán hoặc tìm ra các vấn đề trong tuyến tụy, các u nhú trong quá trình nội soi. Thuốc Chirhostim cũng được sử dụng để giúp chẩn đoán các bệnh u tuyến (khối u trong tuyến tụy hoặc ruột). Thuốc được bào chế ở dạng dung dịch bột pha tiêm tĩnh mạch.

2. Công dụng của thuốc Chirhostim

Với thành phần chính trong thuốc Chirhostim là secretin đây là một loại hormone peptide ở đường tiêu hóa, hormone này giúp điều chỉnh sự bài tiết trong dạ dày, tuyến tụy và ở gan. Tác dụng chính của hormone secretin kích thích ra tuyến tụy tiết ra dịch tụy để điều chỉnh nồng độ PH trong ruột non. Bên cạnh đó, hormone secretin cũng được coi là một loại hormone thần kinh, vì nó cũng được biểu hiện trong hệ thống thần kinh trung ương. Vì vậy, thuốc Chirhostim được sử dụng để kích thích tuyến tụy bài tiết để xem tuyến tụy có hoạt động đúng không, giúp bác sĩ chẩn đoán hoặc tìm ra các vấn đề trong tuyến tụy, các u nhú trong quá trình thực hiện nội soi. Thuốc Chirhostim cũng được sử dụng để giúp chẩn đoán các bệnh u tuyến (khối u trong tuyến tụy hoặc ruột).

3. Chống chỉ định của thuốc

  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc Chirhostim
  • Không sử dụng thuốc Chirhostim cho trẻ em, phụ nữ có thai và dự định mang thai.

4. Cách sử dụng thuốc Chirhostim

  • Thuốc Chirhostim được dùng để tiêm tĩnh mạch, liều lượng dùng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Bạn không nên ăn hoặc uống trong ít nhất 12 đến 15 giờ trước khi được tiêm thuốc này.
  • Không sử dụng các loại thuốc kháng cholinergic cùng với thuốc Chirhostim, vì có thể làm giảm phản ứng với xét nghiệm kích thích tuyến tụy, có thể gây ra chẩn đoán sai là mắc các bệnh tuyến tụy.
  • Không được sử dụng các loại thuốc dạ dày cùng với thuốc Chirhostim. Vì điều này có thể dẫn đến chẩn đoán sai là mắc bệnh u tuyến (khối u trong ruột hoặc trong tuyến tụy).

5. Tác dụng phụ của thuốc Chirhostim

Thuốc Chirhostim có thể gây ra các tác dụng không mong muốn bao gồm: buồn nôn, nôn, phản ứng dị ứng, ngứa, cảm giác nóng, đỏ mặt cổ, cánh tay, đau bụng, sốc phản vệ.

Các tác dụng phụ khác không được liệt kê ở trên cũng có thể xảy ra ở một số bệnh nhân. Nếu bạn thấy bất kỳ tác dụng phụ nào khác hãy gọi cho bác sĩ để được tư vấn y tế về tác dụng phụ hoặc đến cơ sở y tê để được kiểm tra sức khỏe.

6. Thận trọng khi sử dụng thuốc Chirhostim

  • Trước khi quyết định sử dụng thuốc Chirhostim bạn cần phải báo cho bác sĩ biết nếu bạn đã từng có bất kỳ phản ứng bất thường hoặc dị ứng nào với thuốc Chirhostim hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác. Đồng thời, bạn cũng báo cho bác sĩ biết nếu bạn có tiền sử dị ứng với thức ăn, thuốc nhuộm, động vật, ....
  • Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bệnh nhân cao tuổi nhạy cảm hơn với tác dụng của thuốc Chirhostim so với người trẻ tuổi. Vì vậy cần theo dõi bệnh nhân cao tuổi trong suốt quá trình dùng thuốc điều trị.
  • Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ ở phụ nữ cho con bú để xác định rủi ro cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ. Vì vậy cần cân nhắc sử dụng thuốc này ở phụ nữ đang cho con bú, cân nhắc lợi ích nhiều hơn so với những rủi ro có thể xảy ra. Theo đó, người bệnh chỉ sử dụng khi thật cần thiết.
  • Bệnh nhân mắc các vấn đề như: bệnh viêm ruột, bệnh gan, nghiện rượu hoặc đã từng phẫu thuật ruột cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình sử dụng thuốc Chirhostim để chẩn đoán các vấn đề của tuyến tụy. Vì vậy, hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ vấn đề bệnh lý nào khác.

7. Tương tác thuốc

Thuốc Chirhostim có thể tương tác với các thuốc và thực phẩm sau:

  • Khi sử dụng thuốc kháng cholinergic cùng với thuốc Chirhostim có thể làm giảm phản ứng với xét nghiệm kích thích tuyến tụy, có thể gây ra chẩn đoán sai là mắc các bệnh tuyến tụy.
  • Khi sử dụng các loại thuốc dạ dày cùng với thuốc Chirhostim có thể dẫn đến chẩn đoán sai là mắc bệnh u tuyến (khối u trong ruột hoặc trong tuyến tụy).
  • Các thuốc: aclidinium, amantadine, amitriptyline, atropine, amoxapine, belladonna, benztropine, biperiden, brompheniramine, carbinoxamine, carisoprodol, chlorpheniramine, clozapine, .....
  • Sử dụng rượu, bia và các đồ uống có cồn cũng có thể gây ra tương tác.

Do đó, khi được chỉ định thuốc Chirhostim, bạn cần báo với bác sĩ tất cả các thuốc, thực phẩm hiện đang sử dụng để bác sĩ cân nhắc và có những chỉ định phù hợp, gia tăng hiệu quả, tránh tương tác thuốc không mong muốn xảy ra.

8. Bảo quản thuốc Chirhostim

Bảo quản thuốc Chirhostim ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng và tầm tay trẻ em.

Tóm lại, thuốc Chirhostim là thuốc có thành phần chính là secretin. Thuốc Chirhostim được sử dụng để kích thích tuyến tụy bài tiết để xem tuyến tụy có hoạt động đúng không, từ đó giúp chẩn đoán hoặc tìm ra các vấn đề trong tuyến tụy, các u nhú trong quá trình nội soi.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Nguồn tham khảo: drugs.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe