Thuốc Cefotiam 1g thuốc kháng sinh loại cephalosporin, có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiễm trùng máu, nhiễm trùng vết mổ, viêm phế quản, viêm amidan, viêm tuyến Bartholin, viêm xoang. Để Cefotiam 1g phát huy tối đa tác dụng, độc giả có thể theo dõi nội dung dưới đây để biết liều lượng, cách sử dụng thuốc an toàn.
1. Thuốc Cefotiam 1g là thuốc gì?
Thuốc Cefotiam 1g còn có tên gọi khác là Cefotiamum, đây là thuốc kháng sinh loại cephalosporin. Được sử dụng để điều trị bệnh nhiễm trùng do phẫu thuật.
Thuốc Cefotiam 1g được bào chế dưới dạng bột pha tiêm, thành phần hỗn hợp gồm Cefotiam hydrochloride và Natri Carbonat, đựng trong hộp 1 lọ dung tích 20ml. Sản phẩm do công ty cổ phần dược phẩm Minh Dân – Việt Nam sản xuất.
2. Cefotiam 1g công dụng là gì?
Mỗi loại thuốc có một tác dụng riêng, Cefotiam không ngoại lệ. Công dụng thuốc Cefotiam 1g được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn do chủng vi khuẩn nhạy cảm gây ra.
2.1. Đối với dạng uống
- Thuốc Cefotiam 1g dạng uống được chỉ định điều trị viêm họng, viêm xoang do liên cầu khuẩn tan máu nhóm A
- Thuốc Cefotiam 1g dạng uống được chỉ định điều trị viêm tai giữa cấp
- Thuốc Cefotiam 1g dạng uống được chỉ định điều trị viêm phế quản cấp và mãn tính ở người cao tuổi, người nghiện thuốc lá,...
- Thuốc Cefotiam 1g dạng uống được chỉ định điều trị viêm phổi nhiễm khuẩn đối với bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
2.2. Đối với dạng tiêm
- Điều trị nhiễm khuẩn từ vừa đến nặng do vi khuẩn nhạy cảm gây ra (nhiễm khuẩn vết bỏng, viêm cột sống, nhiễm khuẩn khớp, viêm amidan, viêm túi mật, viêm thận, bọng đái, viêm tuyến tiền liệt, viêm màng não, viêm tai giữa,...)
- Điều trị nhiễm khuẩn do phẫu thuật
2.3. Chống chỉ định của Cefotiam 1g
- Người bệnh bị dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporine.
- Người bệnh suy thận nặng hoặc suy gan
- Không tiêm bắp với trẻ em và bệnh nhân mẫn cảm với thuốc gây tê, gây mê
3. Liều lượng và cách dùng thuốc Cefotiam 1g
Để công dụng thuốc Cefotiam 1g phát huy tối đa hiệu quả, người bệnh cần nắm rõ về liều lượng thuốc và cách sử dụng thuốc như sau:
3.1. Cách sử dụng thuốc Cefotiam 1g
- Viên uống: Người bệnh cần uống thuốc trước bữa ăn với một cốc nước to để tránh ảnh hưởng hệ tiêu hóa. Liều lượng thuốc uống 2 lần/ngày.
- Thuốc tiêm: Sử dụng tiêm bắp tay hoặc tiêm tĩnh mạch
3.2. Liều dùng thuốc Cefotiam 1g
Người lớn
- Với bệnh viêm tai giữa, viêm xoang, viêm họng, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính: Uống 400mg/ngày, chia 2 lần/ngày.
- Thời gian điều trị viêm tai giữa, viêm họng, viêm xoang: 5 ngày
- Thời gian điều trị viêm phổi tắc nghẽn mãn tính: 7 – 15 ngày
- Với bệnh viêm phổi nhiễm khuẩn, viêm phế quản mãn tính: Uống 800mg/ngày, 2 lần/ngày.
- Liều tiêm 6g/ngày, 6 tiếng tiêm 1 lần.
Trẻ em
- Liều tiêm thông thường: 40 – 80mg/kg cân nặng/ngày, 8 tiếng tiêm 1 lần
- Trường hợp nhiễm khuẩn nặng (nhiễm khuẩn máu, viêm màng não): Tăng liều 160mg/kg cân nặng/ngày
Đối tượng khác
- Bệnh nhân cao tuổi giữ nguyên liều lượng thuốc.
Bệnh nhân suy thận:
- Hệ số thanh thải creatinin > 20 ml/phút, giữ nguyên liều lượng thuốc Cefotiam 1g
- Hệ số thanh thải creatinin < 16,6 ml/phút hoặc < 20 ml/phút, giảm 75% so với liều thông thường, cách 8 giờ uống 1 lần.
- Trường hợp thẩm phân máu, bổ sung 50% liều ngay sau đó
4. Tác dụng phụ của thuốc Cefotiam 1g
Ngoài công dụng thuốc Cefotiam 1g kể trên, trong quá trình dùng thuốc, người bệnh có thể phải đối mặt với các tác dụng phụ với tần suất như sau:
4.1. Tác dụng phụ thường gặp
- Người bệnh đau bụng kèm tiêu chảy
- Đau đầu, chóng mặt
4.2. Tác dụng phụ ít gặp
- Người bệnh có thể bị nổi mề đay, phát ban, ngứa, sốt
- Người bệnh có thể bị suy thận cấp tính
4.3. Tác dụng phụ hiếm gặp
- Thiếu vitamin K khiến máu không đông
- Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn
- Giảm bạch cầu trung tính và tăng bạch cầu ưa acid
- Tăng phosphatase kiềm, tăng creatinin máu, phản ứng phản vệ
- 6% bệnh nhân tiêm tĩnh mạch bị viêm tắc
5. Tương tác thuốc Cefotiam 1g
Để công dụng thuốc Cefotiam 1g phát huy tối đa hiệu quả, trong quá trình sử dụng, bệnh nhân cần nắm rõ tương tác thuốc.
- Bệnh nhân nên thận trọng khi uống thuốc Cefotiam 1g, vì có thể làm mất cân bằng chỉ số đông máu.
- Chức năng thận suy giảm sau khi sử dụng thuốc Cefotiam 1g kết hợp thuốc lợi tiểu, thuốc kháng sinh aminosid, vì vậy bệnh nhân nên cân nhắc.
Lưu ý: Tương tác thuốc có thể làm thay đổi công dụng hoặc tăng tác dụng phụ đi kèm. Trước khi dùng thuốc, hãy liệt kê các loại thuốc bạn đang sử dụng cho bác sĩ chuyên khoa, dược sĩ chuyên môn xem xét và chỉ định.
6. Cách xử lý khi quên liều – quá liều Cefotiam 1g
Khi quên liều hoặc quá liều Cefotiam 1g, bệnh nhân hãy bình tĩnh, dưới đây là cách xử lý hiệu quả.
6.1. Xử lý khi quên liều
- Khi quên liều, người bệnh cần uống càng sớm càng tốt, ngay khi nhớ ra
- Trường hợp liều quên sát với liều kế tiếp thì cần bỏ qua liều quên và uống liều kế tiếp
- Tuyệt đối không sử dụng gấp đôi liều lượng thuốc Cefotiam 1g
6.2. Xử lý khi quá liều
Khi sử dụng quá liều Cefotiam 1g, người bệnh có thể gặp phải triệu chứng: Buồn nôn và nôn, tiêu chảy, đau thượng vị, co giật, thậm chí bệnh nhân suy thận có thể bị tai biến.
Cách tốt nhất là liên hệ bác sĩ chuyên khoa để sơ cứu tại nhà rồi nhanh chóng đưa bệnh nhân đến địa chỉ y tế chuyên khoa để xử lý.
7. Lưu ý khi sử dụng thuốc Cefotiam 1g
Công dụng thuốc Cefotiam 1g đạt hiệu quả cao khi áp dụng đúng người, đúng bệnh. Đặc biệt bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau để hạn chế ảnh hưởng tác dụng phụ từ thuốc.
7.1. Lưu ý chung
- Ngưng dùng thuốc khi có biểu hiện dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc
- Ngưng dùng thuốc khi bị viêm đại tràng giả mạc
- Thận trọng sử dụng thuốc Cefotiam 1g đối với bệnh nhân suy thận, suy gan
- Thận trọng sử dụng thuốc Cefotiam 1g với bệnh nhân hen phế quản, nổi mề đay,...
- Thận trọng sử dụng thuốc Cefotiam 1g đối với bệnh nhân hệ tiêu hóa kém, bệnh nhân sức khỏe suy nhược,... Nhằm ngăn ngừa thiếu vitamin K
- Trong quá trình sử dụng thuốc Cefotiam 1g, bệnh nhân cần kiểm tra định kỳ chức năng gan, thận, máu
7.2. Đối với phụ nữ có thai
Bệnh nhân là phụ nữ có thai có thể sử dụng thuốc Cefotiam 1g.
7.3. Phụ nữ đang cho con bú
Thuốc Cefotiam 1g hạn chế tác động tới sữa mẹ, phụ nữ đang cho con bú có thể được dùng thuốc này. Tuy nhiên, nếu cha mẹ thấy trẻ có triệu chứng tiêu chảy, nhiễm nấm Candida, phát ban da cần ngưng thuốc hoặc ngưng cho trẻ bú.
7.4. Đối với người lái xe và vận hành máy móc
Chưa có số liệu thống kê cho thấy thuốc Cefotiam 1g ảnh hưởng chức năng vận hành máy móc, lái xe.
7.5. Cách bảo quản thuốc Cefotiam 1g
- Bảo quản thuốc nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh ánh nắng trực tiếp. Để thuốc xa tầm tay của trẻ em.
Nội dung bài viết liệt kê chi tiết công dụng thuốc Cefotiam 1g trong hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản, viêm tai giữa. Nếu trong quá trình sử dụng, người bệnh phát hiện bất cứ tác dụng phụ không mong muốn thì cần liên hệ bác sĩ chuyên khoa để xử lý kịp thời.
Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.