Thuốc Captagim có công dụng điều trị huyết áp cao, suy tim sung huyết, nhồi máu ở những bệnh nhân bị rối loạn chức năng thất trái và bệnh thận do tiểu đường phụ thuộc insulin kèm protein niệu. Tuân thủ chỉ định, liều dùng của thuốc Captagim sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
1. Thuốc Captagim có tác dụng gì?
Captagim thuộc nhóm thuốc tim mạch, được bào chế dưới dạng viên nén, quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên nén.
Thành phần Captopril 25mg trong thuốc Captagim là chất ức chế men chuyển angiotensine I thành angiotensine II, gây co mạch và kích thích sự bài tiết aldosteron ở vỏ thượng thận.
2. Chỉ định sử dụng thuốc Captagim
Thuốc Captagim được chỉ định trong các tình trạng bệnh lý sau:
- Huyết áp cao;
- Suy tim sung huyết;
- Giai đoạn sau nhồi máu ở những bệnh nhân bị rối loạn chức năng thất trái nhưng không có dấu hiệu suy tim;
- Bệnh thận do tiểu đường phụ thuộc insulin kèm protein niệu.
3. Chống chỉ định sử dụng thuốc Captagim
Không sử dụng thuốc Captagim để điều trị các tình trạng sau:
- Người bệnh mẫn cảm với Captopril hoặc các thành phần khác có trong thuốc Captagim;
- Tiền sử bị phù mạch, nhồi máu cơ tim;
- Hẹp động mạch thận;
- Hẹp động mạch chủ hoặc van 2 lá, bệnh cơ tim tắc nghẽn mức độ nặng;
- Phụ nữ có thai và/ hoặc đang cho con bú.
4. Liều dùng, cách sử dụng thuốc Captagim
Cách dùng thuốc Captagim:
- Thuốc Captagim được dùng theo đường uống.
Liều dùng thuốc Captagim:
- Điều trị tăng huyết áp khởi đầu liều 25mg x 2 - 3 lần/ ngày. Trường hợp bệnh nặng có thể tăng liều Captagim đến 50mg x 3 lần/ ngày;
- Điều trị suy tim ứ huyết nên dùng kèm thuốc lợi tiểu: Liều Captagim không quá 150mg/ ngày.
5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Captagim
Cần sử dụng thuốc Captagim thận trọng ở những đối tượng sau:
- Người bị suy giảm chức năng thận hoặc thẩm tách máu;
- Người bệnh mất nước hoặc đang điều trị với thuốc lợi tiểu mạnh có nguy cơ hạ huyết áp nặng;
- Captagim làm tăng kali huyết. Vì vậy, cần thận trọng khi sử dụng kết hợp với các thuốc lợi tiểu giữ kali, muối chứa kali và thường xuyên kiểm tra cân bằng chất điện giải;
- Captagim có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy. Vì thế nếu thấy chóng mặt khi dùng thuốc, không nên lái xe và vận hành máy móc.
6. Tác dụng phụ của thuốc Captagim
Tác dụng phụ thường gặp:
- Chóng mặt;
- Phát ban da, ngứa;
- Ho.
Tác dụng phụ ít gặp:
- Hạ huyết áp nặng;
- Thay đổi vị giác;
- Viêm miệng;
- Viêm dạ dày;
- Đau bụng.
Tác dụng phụ hiếm gặp:
- Mẫn cảm, nổi mày đay;
- Đau cơ, sốt;
- Tăng bạch cầu ưa eosin, nổi hạch lympho, sút cân;
- Viêm mạch;
- To vú đàn ông;
- Phù mạch, nhạy cảm với ánh sáng;
- Phát ban kiểu pemphigus;
- Hồng ban đa dạng;
- Hội chứng Stevens – Johnson;
- Viêm da tróc vảy;
- Vàng da, viêm tụy;
- Co thắt phế quản;
- Cơn hen trở nên nặng lên;
- Ðau cơ, xương, khớp;
- Dị cảm;
- Trầm cảm;
- Protein niệu, hội chứng thận hư;
- Tăng kali máu;
- Suy giảm chức năng thận.
Trong quá trình điều trị, nếu xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ do sử dụng thuốc Captagim thì người bệnh cần thông báo với bác sĩ ngay để có hướng xử trí kịp thời.
7. Tương tác với các thuốc khác
Có thể xảy ra các tương tác khi sử dụng Captagim đồng thời với các thuốc sau:
- Furosemid
- Các chất kháng viêm không steroid;
- Chất cường giao cảm;
- Lithi;
- Thuốc lợi tiểu giữ kali.
Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Captagim. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, người bệnh cần dùng thuốc Captagim theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.