Thuốc Budecort 0 5mg respules được dùng trong điều trị bệnh bạch hầu thanh quản, hen phế quản khi cần thay thế hay giảm steroid dạng uống hoặc các steroid khác không phù hợp, với các hoạt chất là Budesonide BP. Hãy cùng tìm hiểu công dụng thuốc Budecort 0 5mg respules qua bài viết dưới đây.
1. Công dụng thuốc Budecort 0 5mg respules
Budecort là một corticosteroid có thể ức chế nhiều loại tế bào như: đại thực bào, tế bào ưa eozin, bạch cầu trung tính,... và các chất trung gian hóa học như cytokine, histamin,... liên quan đến phản ứng viêm do dị ứng hay không do dị ứng, có hiệu quả trong điều trị hen phế quản
Budecort có tác dụng kháng viêm cao gấp nhiều lần so với corticoid
1.1 Chỉ định
- Điều trị cho người bị bệnh bạch hầu thanh quản
- Điều trị bệnh nhân hen phế quản khi cần thay thế hay giảm steroid dạng uống hoặc các steroid khác không phù hợp
1.2 Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng:
Thuốc được bào chế dạng hít được sử dụng bằng đường hô hấp và phụ thuộc một phần vào dụng cụ dung khí. Ở trẻ nhỏ nên sử dụng mặt nạ kín khi dùng thuốc.
Liều dùng:
Liều dùng dành cho người bị hen nặng hoặc để thay thế khi giảm corticosteroid đường uống ban đầu hoặc duy trì trong suốt thời gian điều trị:
- Người lớn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 – 2 mg
- Trẻ em mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 0.5 – 1 mg
Liều dùng điều trị duy trì phụ thuộc vào mức độ đáp ứng thuốc của từng bệnh nhân và khi đã có tác dụng hiệu quả mong muốn cần điều chỉnh giảm dần về mức tối thiểu để kiểm soát triệu chứng:
- Người lớn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 0.5 – 1 mg
- Trẻ em mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 0,25 – 0.5 mg
Liều dùng dành cho người bệnh phụ thuộc vào steroid dạng uống:
Người bệnh phải có tình trạng khá ổn định và dùng kết hợp steroid dạng uống trước đây với Budecort liều cao trong 10 ngày liên tục. Sau đó giảm dần steroid dạng uống đến mức tối thiểu còn Budecort liều vẫn không thay đổi. Ở một số bệnh nhân có thể thay thế hoàn toàn bằng thuốc này nhưng một số vẫn phải tiếp tục dùng kết hợp với steroid dạng uống.
Liều dùng dành cho người bệnh không phụ thuộc steroid dạng uống:
Người bệnh thường có tác dụng hiệu quả ngay trong 10 ngày khi điều trị bằng thuốc Budecort. Tuy nhiên ở một số trường hợp khi cơ thể bài tiết ra nhiều niêm dịch phế quản thì cần sử dụng thuốc kết hợp với corticosteroid dạng uống liều cao sau đó giảm dần liều lượng trong khoảng 14 ngày.
Liều dùng dành cho bệnh nhân bị bạch hầu thanh quản
Mỗi ngày 1 lần tương ứng với 2 mg hoặc cũng có thể chia làm 2 lần mỗi lần tương ứng với 1 mg dùng cách nhau nửa tiếng
1.3 Quá liều, quên liều và xử trí
Quá liều: Các biểu hiện khi uống quá liều thuốc như có cảm giác bỏng rát ở niêm mạc mũi, hắt hơi, nhiễm nấm Candida trong mũi đau đầu. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng rối loạn chức năng vỏ tuyến thượng thận và tuyến thượng thận. Bệnh nhân cần được theo dõi kĩ các biểu hiện trên da, mặt, huyết áp, thận, đường hô hấp và đề phòng vì tình trạng nguy hiểm có thể diễn biến rất nhanh. Tốt nhất, tình trạng của bệnh nhân cần được thông báo với bác sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời
Quên liều: tránh quên liều; nếu quên liều, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên, không uống chồng liều với liều tiếp theo.
Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.
2. Lưu ý khi sử dụng thuốc Budecort
Chống chỉ định:
Không sử dụng thuốc Budecort cho người có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
Lưu ý và thận trọng:
- Thận trọng khi dùng cho trẻ em bị các bệnh như sởi, thủy đậu,... vì thuốc có thể làm tăng nhiễm trùng và làm bệnh nặng hơn
- Theo dõi bệnh nhân chuyển từ steroid dạng uống sang thuốc và người bệnh bị lao phổi, nhiễm khuẩn, nhiễm virus.
- Trong khi điều trị lâu dài cần chú ý đến chức năng của gan, chức năng huyết học và hoạt động của tuyến thượng thận
- Tốt nhất nên thận trọng dùng cho phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú vì tính an toàn chưa được thiết lập
- Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định về liều của bác sĩ điều trị, tránh việc tăng hoặc giảm liều để đẩy nhanh thời gian điều trị bệnh.
- Trước khi ngưng sử dụng thuốc, bệnh nhân cần xin ý kiến của bác sĩ điều trị
Lưu ý:
- Nếu nhận thấy thuốc xuất hiện các dấu hiệu lạ như đổi màu, biến dạng, chảy nước thì bệnh nhân không nên sử dụng thuốc đó nữa.
- Thuốc cần được bảo quản ở những nơi khô ráo, có độ ẩm vừa phải và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp
- Để xa khu vực chơi đùa của trẻ, tránh việc trẻ có thể uống phải thuốc mà không biết
3. Tác dụng phụ của thuốc Budecort
Tác dụng phụ trên hệ hô hấp:
- Tác dụng nhẹ ở họng, có thể ho, khản giọng
- Nhiễm nấm Candida ở miệng hoặc họng
Tác dụng phụ ít gặp trên da và các mô dưới da:
- Nổi phát ban, ngứa ngáy
- Viêm da, mề đay, kích ứng da mặt khi sử dụng mặt nạ kèm dụng cụ dung khí
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nhận thấy xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc Budecort thì bệnh nhân cần xin ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ điều trị để có thể xử trí kịp thời và chính xác.
4. Tương tác thuốc
Thuốc ức chế enzyme CYP3A4, enzyme trong nhóm cytochrome p450 như thuốc: ketoconazole, itraconazole
Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn các thuốc hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng tại thời điểm này để tránh việc xảy ra các tương tác thuốc ngoài ý muốn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.