Thuốc Bonzacim 20 có dạng bào chế viên nén, đóng gói hộp 3 vỉ x 20 viên. Thành phần chính của thuốc Bonzacim 20 là Rosuvastatin (dưới dạng Rosuvastatin calcium) hàm lượng 20mg. Trước khi sử dụng thuốc Bonzacim 20 thì người bệnh nên hỏi thêm ý kiến từ bác sĩ để được tư vấn và chỉ dẫn. Sau đây là một số thông tin giúp người bệnh hiểu rõ thuốc Bonzacim 20 công dụng ra sao? Sử dụng như thế nào cho hiệu quả?
1. Công dụng, chỉ định của thuốc Bonzacim 20
Bonzacim 20 thuộc danh mục thuốc tim mạch. Thuốc được chỉ định để điều trị các trường hợp:
- Tăng cholesterol máu nguyên phát;
- Rối loạn lipid máu hỗn hợp (loại llB);
- Tăng cholesterol máu gia đình kiểu đồng hợp tử.
2. Chống chỉ định của thuốc Bonzacim 20
Người bệnh tuyệt đối không dùng thuốc Bonzacim 20 nếu:
- Có tiền sử quá mẫn với bất kỳ thành phần, tá dược nào có trong thuốc Bonzacim 20;
- Đang mắc bệnh gan phát triển;
- Tăng transaminase huyết thanh kéo dài mà không rõ nguyên nhân;
- Bị suy thận nặng;
- Bị bệnh cơ;
- Đang điều trị với thuốc Cyclosporin;
- Đang mang thai hoặc cho con bú sữa mẹ.
3. Liều lượng và cách dùng thuốc Bonzacim 20
Cách sử dụng: Thuốc Bonzacim 20 sử dụng bằng đường uống.
Liều lượng:
- Người bệnh nên khởi đầu thuốc Bonzacim 20 với liều 5-10mg/ 1 lần/ ngày. Nếu cần thì sau 4 tuần có thể điều chỉnh liều. Trường hợp tăng cholesterol máu nặng thì có thể dùng liều 40mg và cần theo dõi sức khỏe thường xuyên.
Lưu ý: Liều dùng Bonzacim 20 trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng Bonzacim 20 cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Bonzacim 20 phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều thuốc Bonzacim 20:
- Trong trường hợp quên liều thuốc Bonzacim 20 thì nên bổ sung bù càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu thời gian gần đến lần sử dụng tiếp theo thì nên bỏ qua liều Bonzacim 20 đã quên và sử dụng liều mới;
- Khi sử dụng thuốc Bonzacim 20 quá liều thì người bệnh cần ngừng thuốc ngay lập tức và đến cơ sở y tế gần nhất để có phác đồ xử trí phù hợp.
4. Lưu ý khi dùng thuốc Bonzacim 20
- Thận trọng khi dùng thuốc Bonzacim 20 ở người mắc bệnh gan, suy thận, có tiền sử bệnh về cơ, nhược giáp, nghiện rượu hoặc cao tuổi;
- Nếu quá trình dùng thuốc Bonzacim 20 xuất hiện các triệu chứng về cơ trầm trọng hoặc CK > 5 x ULN thì cần ngừng sử dụng;
- Không nên sử dụng thuốc Bonzacim 20 khi có nhiễm khuẩn huyết, đại phẫu, tụt huyết áp, chấn thương, chuyển hóa nặng, rối loạn điện giải và co giật không kiểm soát được.
5. Tác dụng phụ của thuốc Bonzacim 20
Thuốc Bonzacim 20 dung nạp tốt và rất ít khi gây ra tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có nguy cơ gặp phải tác dụng phụ của Bonzacim 20 như: Khó khăn trong vận động, đau cơ, đau sưng các khớp, chuột rút và cứng khớp. Một số trường hợp cũng được báo cáo là có biểu hiện khô miệng, tức ngực, rối loạn nhịp tim, buồn nôn, tiểu nhiều và rối loạn tiêu hóa khi sử dụng thuốc Bonzacim 20.
Ngoài ra, thuốc Bonzacim 20 cũng có thể gây phù mạch, viêm gan, viêm tụy, tiêu cơ vân, viêm đa dây thần kinh hoặc tiểu ra máu. Tuy nhiên, các tác dụng phụ này thường hiếm khi xảy ra.
Để đảm bảo an toàn, nếu gặp phải triệu chứng trên thì người bệnh cần ngừng sử dụng thuốc Bonzacim 20 và thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ để có hướng xử trí phù hợp.
6. Tương tác thuốc Bonzacim 20
Bonzacim 20 có thể xảy ra phản ứng tương tác nếu dùng đồng thời với:
- Thuốc Fenofibrate;
- Rượu;
- Thuốc Cyclosporin;
- Thuốc tránh thai;
- Thuốc kháng acid có chứa Nhôm và Magie hydroxid;
- Thuốc ức chế Protease.
Để tránh tình trạng tương tác, trước khi được kê đơn Bonzacim 20 thì người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để kê đơn Bonzacim 20 phù hợp.
5. Lưu ý khi dùng thuốc Bonzacim 20
- Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Bonzacim 20 cho người làm nghề lái xe hoặc vận hành máy móc, suy gan và suy thận nặng.
- Tuyệt đối không sử dụng khi thuốc Bonzacim 20 có dấu hiệu bị đổi màu, mốc, chảy nước hay hết hạn dùng.
- Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc Bonzacim 20.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Bonzacim 20, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Bonzacim 20 điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.