Azatyl là thuốc thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Thuốc có thành phần chính là Ceftriaxon, được dùng để điều trị nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm màng trong tim và áp xe não. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng, người bệnh cần phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời có thể tham khảo thêm nội dung thông tin về những công dụng thuốc Azatyl trong bài viết sau đây.
1. Thuốc Azatyl có tác dụng gì?
1.1. Azatyl là thuốc gì?
Azatyl là loại thuốc thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, kháng virus, chống nhiễm khuẩn và kháng nấm. Thuốc Azatyl có thành phần chính là Ceftriaxon (dưới dạng thuốc Ceftriaxone natri trisesquihydrat) 1000mg.
Thuốc Azatyl được sản xuất tại Remedina S.A - HY LẠP và đăng ký bởi Công ty CP Dược phẩm Thủ Đô.
Thuốc được bào chế ở dạng bột pha tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, và đóng gói dạng hộp có 10 lọ
1.2. Thuốc Azatyl có tác dụng gì?
Chỉ định:
Chỉ định sử dụng của thuốc Azatyl trong trường hợp:
- Nhiễm trùng đường hô hấp, tai, mũi, họng, thận, đường tiết niệu sinh dục, nhiễm trùng máu và viêm màng não mủ.
- Dự phòng nhiễm trùng hậu phẫu, nhiễm trùng xương khớp, da, vết thương và mô mềm, viêm phúc mạc, viêm đường mật, viêm túi mật và nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Chống chỉ định:
Azatyl chống chỉ định dùng trong trường hợp người bệnh quá mẫn cảm với thuốc Ceftriaxone hoặc Cephalosporin và Penicilline.
2. Cách sử dụng của Azatyl
2.1. Cách dùng thuốc Azatyl
Thuốc Azatyl được dùng bằng cách pha bột với dung dịch cho tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch. Vì đây là thuốc kê đơn nên người bệnh không được tự ý sử dụng.
2.2. Liều dùng của thuốc Azatyl
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 đến 2g, 1 lần trên ngày, trường hợp nặng có thể tăng đến 4g/ lần/ ngày.
- Trẻ em ít hơn 12 tuổi: 20 - 80mg/ kg/ lần/ ngày. Bệnh viêm màng não có thể lên đến 100mg/ kg/ ngày nhưng không được quá 4g.
Xử lý khi quên liều:
- Thuốc Azatyl được dùng theo chỉ định của bác sĩ nên người bệnh rất hiếm khi xảy ra trường hợp quên liều.
Xử trí khi quá liều:
- Trong những trường hợp quá liều thuốc Azatyl, không thể làm giảm nồng độ thuốc bằng thẩm phân máu hoặc thẩm phân màng bụng. Hiện nay, không có thuốc giải độc đặc trị, chủ yếu là điều trị những triệu chứng.
3. Lưu ý khi dùng thuốc Azatyl
- Trước khi điều trị bằng Ceftriaxon, cần phải điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh đối với thuốc cephalosporin, penicillin hoặc thuốc khác.
- Ở những người bệnh dị ứng với thuốc penicillin, rất có thể dẫn đến nguy cơ dị ứng chéo.
- Đối với những bệnh nhân có trường hợp như suy thận, phải thật thận trọng khi xem xét liều dùng.
- Đối với người bệnh bị suy giảm chức năng thận và gan, thì liều ceftriaxon không nên uống vượt quá 2g/ ngày.
- Thuốc Ceftriaxon có thể phức hợp đối với calci gây tủa, nên tránh tiêm truyền dung dịch chứa calci trong vòng 48 giờ sau khi tiêm thuốc ceftriaxon cho tất cả những người bệnh.
- Cần thận trọng trong khi điều trị kéo dài quá 14 ngày, khi mất nước do nguy cơ thuốc ceftriaxon kết tủa ở trong túi mật.
- Phải tìm ra những nguyên nhân gây thiếu máu trong khi điều trị. Nếu nguyên nhân là do dùng thuốc, thì phải ngừng lại ngay.
- Kinh nghiệm lâm sàng khi điều trị cho phụ nữ mang thai vẫn còn hạn chế. Số liệu nghiên cứu cho thấy trên súc vật chưa gây độc với bào thai. Người bệnh chỉ nên dùng thuốc Azatyl khi có chỉ định từ bác sĩ.
- Thuốc Azatyl được bài tiết qua sữa ở nồng độ thấp. Do vậy cần thận trọng khi dùng thuốc khi đang cho cho con bú.
4. Tác dụng phụ của thuốc Azatyl
Nhìn chung thuốc Azatyl được dung nạp tốt. Khoảng 8% số người bệnh được điều trị có tác dụng phụ, tần suất phụ thuộc vào liều và thời gian điều trị. Một số những tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc Azatyl gồm:
Thường gặp, ADR >1/100: Tiêu chảy, phản ứng da, nổi ban và ngứa.
Ít gặp, 1/100 > ADR >1/1000: Sốt, viêm tĩnh mạch, phù, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu và tăng bạch cầu ưa eosin và nổi mày đay.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000:
- Toàn thân: Đau đầu hoặc chóng mặt và phản vệ.
- Máu: Thiếu máu và gây rối loạn đông máu, mất bạch cầu hạt.
- Tiêu hóa: Viêm đại tràng có màng giả.
- Da: Ban đỏ đa dạng.
- Tiết niệu - sinh dục: Tiểu ra máu hoặc làm tăng creatinin trong huyết thanh.
- Tăng nhất thời các enzym trong gan trong khi điều trị bằng thuốc Azatyl.
- Thuốc Azatyl có thể tách bilirubin ra khỏi albumin huyết thanh, làm tăng nồng độ bilirubin tự do và đe dọa nhiễm độc thần kinh trung ương.
- Azatyl ra phản ứng Coombs dương tính và không có tan máu, qua thử nghiệm galactose huyết và glucose niệu có thể là dương tính giả do ceftriaxon.
- Khi dùng thuốc Azatyl liều cao kéo dài có thể thấy nhìn trên siêu âm hình ảnh giả sỏi mật do đọng muối calci. Hình ảnh này sẽ mất đi khi bệnh nhân ngừng thuốc.
Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Azatyl và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.
5. Tương tác thuốc Azatyl
Azatyl có thể xảy ra phản ứng tương tác khi kết hợp với:
- Thuốc Chloramphenicol;
- Thuốc Gentamicin, Colistin và Furosemid.
- Các muối calci (tiêm truyền) và những dung dịch tiêm Ringer lactat.
- Thuốc đối kháng như vitamin K.
- Các tác nhân gây ra acid uric niệu.
- Vắc-xin thương hàn.
Tương kỵ:
- Không nên pha lẫn thuốc Azatyl với những dung dịch thuốc kháng khuẩn khác.
- Azatyl tuyệt đối không được pha cùng các dung dịch có chứa calci và không được pha lẫn với các amsacrin, aminoglycoside, fluconazol hoặc vancomycin
6. Cách bảo quản thuốc Azatyl
- Thuốc Azatyl tồn tại ở dạng bột vô khuẩn được bảo quản trong nhiệt độ ở dưới 25 oC và tránh ánh sáng trực tiếp. Nên dùng dung dịch mới pha.
- Độ bền của dung dịch phụ thuộc vào nồng độ thuốc, dung môi pha, hoặc nhiệt độ bảo quản.
- Dung dịch pha thuốc để tiêm bắp có thể bền vững trong vòng 1 ngày ở nhiệt độ phòng 25 oC và 3 ngày, nếu để trong tủ lạnh 4 oC.
- Dung dịch tiêm tĩnh mạch có thể bền trong 3 ngày trong nhiệt độ phòng khoảng 25 oC và 10 ngày trong tủ lạnh ở 4 oC.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Azatyl, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Azatyl điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.