Thuốc Abalamzi được bào chế dưới dạng viên nén với thành phần chính là Lamivudine, Zidovudine và Abacavir. Thuốc được sử dụng trong kiểm soát bệnh HIV.
1. Thuốc Abalamzi chữa bệnh gì?
Mỗi viên nén thuốc Abalamzi có chứa thành phần chính là 150mg Lamivudine, 300mg Zidovudine, 300mg Abacavir (dưới dạng Abacavir sulfat) và các tá dược khác.
Cả 3 hoạt chất là Lamivudine, Abacavir và Zidovudine đều là những chất ức chế men sao chép ngược nucleosid (NNRTI). Chúng ngăn chặn hoạt động của enzyme sao chép ngược, một loại enzyme được sản xuất bởi HIV cho phép nó lây nhiễm các tế bào và từ đó tạo ra nhiều virus hơn. Thuốc Abalamzi được kết hợp với tối thiểu một loại thuốc HIV khác, làm giảm lượng HIV trong máu và giữ nó ở mức thấp.
Thuốc Abalamzi không chữa khỏi được nhiễm HIV hoặc AIDS nhưng có tác dụng làm giảm lượng HIV ở trong cơ thể để hệ thống miễn dịch có thể hoạt động được hiệu quả hơn. Điều này làm giảm khả năng bị biến chứng HIV (như ung thư, nhiễm trùng mới) và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Chỉ định: Thuốc Abalamzi được sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với các loại thuốc HIV khác để kiểm soát nhiễm HIV.
Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc Abalamzi đối với người quá mẫn cảm đối với bất kỳ thành phần nào của thuốc, người bệnh có bạch cầu trung tính thấp và trẻ em dưới 12 tuổi.
2. Cách dùng và liều dùng thuốc Abalamzi
Cách dùng: Sử dụng thuốc Abalamzi bằng cách uống trực tiếp. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, hãy sử dụng thuốc Abalamzi vào những khoảng thời gian cách đều nhau. Tốt nhất bạn hãy sử dụng thuốc này vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
Liều dùng:
- Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Dùng 1 viên/lần x 2 lần/ngày;
- Cần điều chỉnh liều dùng đối với bệnh nhân suy thận và suy gan nặng;
- Vì sản phẩm này có liều cố định Zidovudine, Abacavir và Lamivudine nên chỉ dùng nếu bác sĩ xác định rằng liều của cả 3 loại thuốc trong sản phẩm này đều phù hợp với người sử dụng;
- Một điều quan trọng khác là tiếp tục sử dụng thuốc này (và các loại thuốc HIV khác) đúng với chỉ định của bác sĩ, nhớ đừng bỏ qua bất cứ liều nào. Không được tự ý tăng liều dùng, sử dụng thuốc này thường xuyên hơn so với quy định hoặc ngưng dùng thuốc (hoặc các loại thuốc HIV khác) ngay cả trong một khoảng thời gian ngắn trừ khi bác sĩ chỉ định làm như vậy. Việc tự ý bỏ qua hoặc thay đổi liều dùng mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn có thể khiến lượng virus trong cơ thể tăng lên, làm khó khăn trong việc điều trị nhiễm trùng (kháng thuốc) hoặc làm giảm các tác dụng phụ.
3. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Abalamzi
Một số tác dụng không mong muốn mà người bệnh có thể gặp phải khi dùng thuốc Abalamzi là:
- Các tác dụng phụ phổ biến nhất khi sử dụng thuốc Abalamzi đó là mẫn cảm (phản ứng dị ứng), buồn nôn (cảm thấy ốm), phát ban, nôn mửa, đau bụng (đau dạ dày), tiêu chảy, đau đầu, đau khớp, ho, triệu chứng mũi (các vấn đề về mũi như chảy nước mũi và kích thích), rối loạn cơ, sốt, thờ ơ (thiếu năng lượng), mất ngủ (khó ngủ), mệt mỏi, khó chịu (cảm thấy không khỏe), rụng tóc và chán ăn;
- Ít gặp: Phản ứng quá mẫn;
- Tác dụng phụ khác: Có dấu hiệu tổn thương gan, cần dừng điều trị ngay lập tức nếu người bệnh có phản ứng quá mẫn.
4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Abalamzi
Một số điều người bệnh cần lưu ý trước và trong khi dùng thuốc Abalamzi là:
- Thận trọng khi sử dụng thuốc cho những đối tượng sau: Người bệnh gan, xơ gan do viêm gan B mạn, phụ nữ béo phì, suy thận, phụ nữ 3 tháng đầu thai kỳ và trong quá trình cho con bú;
- Thuốc Abalamzi có thể gây chóng mặt;
- Lưu ý không lái xe hoặc sử dụng máy móc, làm bất kỳ việc gì cần sự tỉnh táo cho đến khi bạn có thể thực hiện một cách an toàn;
- Hạn chế các đồ uống có cồn trong khi dùng thuốc Abalamzi. Rượu cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm tụy và các vấn đề về gan;
- Trẻ em có thể nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ của thuốc Abalamzi, đặc biệt là viêm tụy.
Tương tác thuốc: Tránh sử dụng thuốc Abalamzi cùng với Stavudine và Ribavirin.
Trong quá trình sử dụng thuốc Abalamzi, người bệnh cần làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả cao và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn.
Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.