Công dụng, liều dùng và lưu ý tác dụng phụ của thuốc Minirin

Bài viết của Dược sĩ Quang Ánh Nguyệt - Khoa Dược - Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Với nhiều ưu điểm, thuốc Minirin thường xuyên được kê đơn dành cho bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên cũng không vì thế mà người bệnh có thể sử dụng thuốc một cách tuỳ tiện và không có chỉ dẫn.

1. Thành phần, công dụng, chỉ định của thuốc Minirin

Thuốc Minirin là thuốc dự phòng nhằm điều trị các triệu chứng của bệnh đái tháo đường, đái dầm hoặc tiểu đêm. Thành phần chính của Minirin là Desmopressin. Thuốc có 2 loại hàm lượng là thuốc Minirin 0.1 mg và thuốc Minirin 0.2 mg.

Minirin dù có hàm lượng nào cũng có tác dụng chống bài niệu. Các trường hợp sau đây sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc:

2. Liều dùng của thuốc Minirin

Trước khi kê đơn thuốc Minirin, bác sĩ sẽ thăm khám để xác định tình trạng bệnh lý của người bệnh. Từ đó, liều lượng thuốc sẽ được đưa ra phù hợp với mỗi bệnh nhân. Cụ thể:

2.1. Đối với bệnh đái tháo nhạt trung ương

Người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên được chỉ định liều khởi đầu 0.1 mg x 3 lần/ngày, điều chỉnh phù hợp với đáp ứng của bệnh nhân, duy trì 0.1mg-0.2mg x 3 lần/ngày. Tổng liều 0.2mg – 1.2 mg/ngày.

Trẻ em dưới 6 tuổi cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng thuốc Minirin

2.2. Đối với bệnh đái dầm ban đêm tiên phát

Liều khởi đầu 0.2mg vào lúc đi ngủ, có thể tăng lên đến 0.4mg. Trẻ em dưới 6 tuổi cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng thuốc Minirin

2.3. Tiểu đêm

Liều khởi đầu 0.1 mg vào lúc ngủ, tăng liều hàng tuần đến 0.2mg rồi đến 0.4mg nếu liều cũ không hiệu quả. Trẻ em cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng thuốc Minirin


Người bệnh nên dùng thuốc Minirin theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ
Người bệnh nên dùng thuốc Minirin theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ

3. Tác dụng phụ của thuốc Minirin

3.1. Ở người lớn:

  • Thường gặp: giảm natri huyết, nhức đầu, đau bụng, buồn nôn, nôn, chóng mặt, tiêu chảy, táo bón, tăng huyết áp, mệt mỏi, phù, triệu chứng bàng quang và niệu đạo.
  • Ít gặp: Buồn ngủ hoặc mất ngủ, dị cảm, suy giảm thị giác, đánh trống ngực, khó thở, hạ huyết áp tư thế đứng, khó tiêu, đầy hơi, đau cơ, co thắt cơ, khó chịu, đau ngực, bệnh giống cúm, ra mồ hôi, ngứa, ban, mày đay, tăng cân, tăng men gan, giảm kali huyết.
  • Hiếm gặp: Lú lẫn, viêm da dị ứng.
  • Tần suất không rõ: Co giật, suy nhược, hôn mê, phản ứng phản vệ. Trong chỉ định đái tháo nhạt trung ương, có ghi nhận mất nước, tăng natri huyết.

3.2. Ở trẻ em và thiếu niên

  • Thường gặp: Nhức đầu.
  • Ít gặp: Đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, phù, triệu chứng bàng quang và niệu đạo, cảm xúc không ổn định, gây hấn.
  • Hiếm gặp: Buồn ngủ, tăng huyết áp, dễ bị kích thích, lo âu, ác mộng, thay đổi khí sắc.
  • Tần suất không rõ: Giảm natri máu, chảy máu cam, ban viêm da dị ứng, ra mồ hôi, mày đay, rối loạn chú ý, tăng hoạt động tâm thần vận động, rối loạn cảm xúc, trầm cảm, ảo giác, mất ngủ, co giật, phản ứng phản vệ.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Minirin 0.1 mg

Thuốc Minirin 0.1 mg hay 0.2 mg đều cần tuân thủ mọi quy định sử dụng do bác sĩ chỉ định. Bởi một số trường hợp không được phép kê đơn thuốc này.

4.1. Chống chỉ định

  • Người bệnh quá mẫn với một hoặc một số thành phần của thuốc.
  • Chứng khát nhiều (do thói quen hoặc do tâm thần, khiến việc sản xuất nước tiểu quá 40ml/kg/24 giờ).
  • Giảm natri huyết.
  • Bệnh nhân có tiền sử suy tim và các tình trạng khác điều trị bằng thuốc lợi tiểu.
  • Hội chứng tiết hormon chống bài niệu không thích hợp (SIADH).

4.2. Thận trọng

Những đối tượng sau khi có nhu cầu sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

  • Người trên 65 tuổi.
  • Phụ nữ có thai
  • Người không dung nạp galactose, thiếu hụt Lapp lactase, kém hấp thu glucose-galactose.
  • Người có nguy cơ tăng áp lực nội sọ.
  • Người có rối loạn chức năng bàng quang nặng.
  • Người đang sử dụng các thuốc có thể gây ứ dịch, giảm natri huyết như thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoặc các thuốc có thể gây ra hội chứng tiết hormon chống bài niệu không thích hợp (SIADH) như thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc, chlopromazine và carbamezepin.

4.3. Xử trí khi quá liều

Theo ghi nhận, không ít trường hợp bị quá liều Minirin dẫn đến kéo dài thời gian tác dụng, tăng nguy cơ ứ dịch và giảm natri huyết. Khi quá liều cần ngưng thuốc, hạn chế dịch, điều trị giảm natri huyết, điều trị triệu chứng nếu có.

Nếu nhận thấy các vấn đề bất thường về sức khỏe bạn nên thăm khám và tư vấn với các bác sĩ chuyên khoa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo: Thông tin của nhà sản xuất.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe