Thuốc Cutasic là một loại thuốc dạng viên nén thường được sử dụng để điều trị các tình trạng viêm như: viêm khớp, lupus, bệnh vẩy nến, viêm loét đại tràng, rối loạn dị ứng, rối loạn nội tiết và các tình trạng ảnh hưởng đến da, mắt, phổi, hệ thần kinh dạ dày hay tế bào máu. Cutasic có thể được dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với các loại thuốc khác.
1. Thuốc Cutasic là thuốc gì?
Thuốc Cutasic là thuốc kháng viêm với hoạt chất là methylprednisolon kèm thêm một số tá dược, phụ liệu vừa đủ khác. Với thành phần của mình, thuốc Cutasic có tác dụng gì? methylprednisolon, thành phần hoạt chất có trong thuốc Cutasic, là một corticosteroid có tính chất gần giống như các hormone tự nhiên được sản xuất bởi tuyến thượng thận. Tác dụng chính của thuốc Cutasic là giảm sưng và phản ứng hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Thuốc liên kết DNA trong các tế bào của cơ thể và điều chỉnh sự biểu hiện của một số gen nhất định. Điều này kích thích cơ thể sản xuất một số protein và enzym ức chế hoạt động của các tế bào viêm. Thuốc Cutasic cũng có tác dụng làm giảm tính thẩm thấu của các mạch máu để ngăn chặn sự di chuyển của các tế bào viêm nhiễm đến vị trí bị thương.
Thuốc Cutasic được chỉ định cho các đối tượng:
- Bất thường chức năng vỏ thượng thận
- Viêm da dị ứng, viêm khớp, viêm đường hô hấp dị ứng, thấp khớp, viêm loét đại tràng và các bệnh về máu
- Lupus ban đỏ, hen phế quản, thiếu máu tan máu hoặc giảm bạch cầu hạt
- Bệnh dị ứng nặng
- Leukemia cấp tính, u lympho
- Ung thư vú và tuyến tiền liệt
- Hội chứng thận hư nguyên phát
2. Cách dùng và liều dùng của thuốc Cutasic
Cách dùng: Dùng thuốc bằng đường uống. Uống nguyên viên thuốc Cutasic với một lượng nước vừa đủ. Thời điểm sử dụng khuyến cáo là sau bữa ăn.
Liều dùng dành cho người lớn: Liều bắt đầu 4 - 48mg/ngày, có thể dùng liều đơn hoặc chia liều tùy theo bệnh.
- Bệnh xơ cứng rải rác: Liều ban đầu 160mg/ngày x 7 ngày, liều tiếp theo 64mg/ngày x 2 ngày/lần x 1 tháng;
- Viêm khớp dạng thấp: Liều khởi đầu 4 - 6mg/ngày. Đợt cấp tính, 16 - 32mg/ngày, sau đó giảm nhanh dần;
- Bệnh thấp nặng: 0,8mg/kg/ngày chia ra các liều nhỏ, sau đó dùng một liều duy nhất mỗi ngày;
- Cơn hen cấp tính: 32 - 48mg/ngày dùng liều trong 5 ngày. Khi khỏi cơn cấp, liều dùng được giảm nhanh dần;
- Viêm loét đại tràng mạn tính: Bệnh nhẹ thụt giữ 80mg/ngày, đợt cấp nặng uống 8 - 24mg/ngày;
- Hội chứng thận hư nguyên phát: bắt đầu với liều 0,8 - 1,6mg/kg x 6 tuần, sau đó giảm liều trong 6 - 8 tuần kế tiếp;
- Thiếu máu tan huyết do miễn dịch: Uống 64mg/ngày x 3 ngày, điều trị ít nhất trong 6 - 8 tuần;
- Bệnh Sarcoid: Liều khởi đầu 0,8mg/kg/ngày để làm thuyên giảm bệnh. Liều duy trì thấp 8mg/ngày.
Liều dùng dành cho trẻ em:
- Suy vỏ thượng thận: 0,117mg/kg, chia làm 3 lần/ngày;
- Các chỉ định khác: 0,417 - 1,67mg/kg, chia thành 3 hoặc 4 lần/ngày.
3. Tác dụng phụ của thuốc Cutasic
Các tác dụng phụ phổ biến nhất có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Cutasic:
- Sưng ở tay hoặc mắt cá chân
- Chóng mặt, cảm giác quay cuồng
- Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt
- Đau đầu
- Đau hoặc yếu cơ nhẹ
- Khó chịu ở dạ dày, đầy hơi.
Các tác dụng không mong muốn khác:
- Khó thở, rung rinh trong lồng ngực, nhịp tim không đều, co giật;
- Bầm tím, sưng tấy, chuột rút chân, vết thương không lành, đau đột ngột ở cánh tay, chân hoặc lưng, da mỏng, tê hoặc ngứa ran;
- Mờ mắt, tầm nhìn đường hầm, đau mắt, nhìn thấy quầng sáng xung quanh ánh sáng;
- Thay đổi tính cách, trầm cảm nặng, những suy nghĩ hoặc hành vi bất thường;
- Táo bón, phân đen hoặc lẫn máu;
- Ho ra máu hoặc chất nôn giống như bã cà phê;
- Tăng khát, hay đi tiểu;
- Tăng cân nhanh chóng.
4. Thận trọng khi dùng thuốc Cutasic
Chống chỉ định dùng thuốc Cutasic cho các trường hợp:
- Quá mẫn với các thành phần của thuốc đặc biệt là Methylprednisolon.
Thận trọng khi dùng thuốc Cutasic cho các trường hợp sau:
- Không nên sử dụng cho phụ nữ trong thai kỳ và bà mẹ đang cho con bú.
- Thận trọng khi dùng thuốc cho những người đang sử dụng vaccine virus sống hoặc giảm độc lực.
5. Tương tác của thuốc Cutasic
Không sử dụng đồng thời cyclosporin và methylprednisolone, vì có thể xảy ra sự ức chế thuốc hoặc có trường hợp bị co giật.
Các thuốc gây cảm ứng men gan có thể làm tăng độ thanh thải của methylprednisolon trong thuốc Cutasic và có thể phải tăng liều để đạt được hiệu quả mong muốn.
Các loại thuốc như troleandomycin và ketoconazole có thể ức chế sự chuyển hóa của methylprednisolon và làm giảm độ thanh thải của nó. Vì vậy, cần chuẩn độ liều để bị tránh nhiễm độc steroid.
Aspirin liều cao mãn tính có thể bị làm giảm độ thanh thải nếu dùng kèm thuốc Cutasic. Điều này còn có thể dẫn đến giảm nồng độ salicylat trong huyết thanh và tăng nguy cơ ngộ độc salicylat khi rút methylprednisolon. Aspirin nên được sử dụng thận trọng cùng với corticosteroid ở những người bệnh bị giảm prothrombin huyết.
Tác dụng của thuốc Cutasic và thuốc chống đông máu đường uống là khác nhau. Có báo cáo về tác dụng tăng cường cũng như giảm bớt của thuốc chống đông máu khi dùng đồng thời với nó. Do đó, cần phải theo dõi các chỉ số đông máu để duy trì hiệu quả chống đông máu.
Hy vọng với những chia sẻ về thuốc Cutasic trên đây sẽ giúp quá trình điều trị bệnh ở bệnh nhân được hiệu quả và giảm tối đa tác dụng phụ tới sức khỏe người bệnh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.