Thuốc Atigimin có chứa thành phần chính là Arginine hydrocloride hàm lượng 1000mg, đóng gói hộp 30 ống x 10ml. Thuốc có dạng bào chế là dung dịch uống. Trước khi sử dụng thuốc Atigimin, người bệnh nên tham khảo tư vấn từ dược sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa. Sau đây là một số thông tin giúp hiểu rõ hơn thuốc Atigimin có tác dụng gì?
1. Thuốc Atigimin có tác dụng gì?
Thuốc có chứa thành phần chính là Arginine hydrocloride. Đây vốn là 1 loại Acid amin tham gia vào quá trình urê trong máu và có tác dụng điều hòa nồng độ Amoniac trong máu đối với những bệnh nhân thiếu hụt các enzym như: N-acetylglutamat synthase (NAGS), Carbamyl phosphat synthase (CPS), Argininosuccinat lyase (ASL), Omithin transcarbamylase (OTC) hay Argininosuccinat synthase (ASS).
Hoạt chất Arginine hydrocloride cũng có khả năng làm tăng nồng độ glucose trong máu của người bệnh.
2. Chỉ định dùng thuốc Atigimin 1000mg
Thuốc Atigimin thường được chỉ định để:
- Điều trị duy trì tăng Amoniac trong máu ở người bị thiếu một số enzyme.
- Hỗ trợ bổ sung chất dinh dưỡng cho người bị Citrulin máu, tăng Amoniac trong máu hoặc Arginosuccinic niệu.
- Hỗ trợ điều trị rối loạn khó tiêu.
- Hỗ trợ điều trị cho người bị bệnh tim mạch ổn định.
- Ngoài ra, Atigimin còn được kết hợp với Aspartat hoặc Ornithin để giúp giải độc gan, điều hòa lượng Amoniac thừa trong cơ thể. Nhờ đó hỗ trợ giải độc gan, điều trị viêm gan, xơ gan và làm giảm cholesterol.
3. Chống chỉ định dùng thuốc Atigimin
Thuốc Atigimin chống chỉ định trong trường hợp:
- Người bệnh bị mẫn cảm với các thành phần nào của thuốc Atigimin 1000mg.
- Người bị tăng lượng Amoniac trong máu do nhiễm acid hữu cơ.
- Người bị rối loạn trong chu trình urê do sự thiếu hụt Arginase.
4. Liều lượng và cách dùng thuốc Atigimin
Cách dùng: Thuốc Atigimin dùng bằng đường uống. Người bệnh có thể uống thuốc Atigimin trực tiếp, không cần pha với nước để nhận được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Liều dùng:
Điều trị tăng Amoniac máu.
- Đối với trẻ sơ sinh: Dùng liều 100 - 175 mg/ kg/ ngày, x 3-4 lần/ ngày.
- Đối với trẻ dưới 18 tuổi: Dùng liều 100 - 175 mg/ kg/ ngày x 3 – 4 lần/ ngày.
Để bổ sung các chất dinh dưỡng cho người bị tăng amoniac máu:
- Đối với người lớn: Dùng liều 3 đến 20g/ ngày tùy theo tình trạng bệnh.
Điều trị rối loạn khó tiêu ở người lớn:
- Uống 3-6g/ ngày.
Điều trị hỗ trợ cho những người bị bệnh tim mạch ổn định:
- Người lớn: Liều 6-21g/ ngày. Mỗi lần không quá 8g.
Lưu ý: Liều dùng Atigimin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng Atigimin cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Atigimin phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
5. Tác không phụ của thuốc Atigimin 1000mg
Ở liều điều trị, thuốc Atigimin được dung nạp tốt. Tuy nhiên, quá trình sử dụng Atigimin, người bệnh vẫn có thể gặp phải các tác dụng phụ như:
Thường gặp:
- Đau đầu và tê cóng;
- Nôn mửa;
- Tăng thân nhiệt.
Hiếm gặp:
- Phù nề và nổi mẩn đỏ;
- Phản ứng sốc phản vệ.
Những tác dụng phụ với tần suất không xác định:
- Hạ huyết áp.
- Tăng hơi thở ra oxit nitric.
- Chướng bụng và co cứng cơ bụng;
- Tăng giải phóng hormone tăng trưởng;
- Tăng lượng kali trong máu ở người có bệnh đái tháo đường, gan hoặc thận;
- Tăng Creatinin huyết thanh và mức nitơ urê trong máu.
Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Atigimin và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.
6. Tương tác thuốc Atigimin
Atigimin có thể xảy ra phản ứng tương tác nếu dùng đồng thời với:
- Các thuốc tránh thai estrogen và Progestrogen: Có thể làm tăng đáp ứng của hormon tăng trưởng và giảm đáp ứng của Glucagon hoặc insulin với Arginine hydrocloride.
- Các thuốc lợi tiểu Thiazid, Aminophylin và Xylitol: Làm tăng nồng độ insulin trong huyết tương.
- Các thuốc điều trị đái tháo đường uống (Sulfonylurea): Có thể làm ngăn cản đáp ứng của glucagon trong huyết tương.
- Phenytoin: Sẽ làm giảm đáp ứng của insulin trong huyết tương với Atigimin.
- Các thuốc lợi tiểu giữ kali: Kết hợp cùng Atigimin sẽ làm tăng nguy cơ bị tăng kali huyết.
Để tránh tình trạng tương tác, trước khi được kê đơn Atigimin thì người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để kê đơn Atigimin phù hợp.
7. Lưu ý khi dùng thuốc
- Lưu ý khi dùng thuốc Atigimin cho phụ nữ có thai.
- Chưa có nhiều nghiên cứu đầy đủ chứng minh rằng thuốc Atigimin có qua được hàng rào sinh học để vào sữa mẹ hay không. Vì vậy, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có được sự hướng dẫn cụ thể nhất.
- Tác dụng phụ thường gặp của Atigimin là gây tê cóng hoặc đau đầu. Do vậy, cần thận trọng khi dùng Atigimin cho người lái xe và vận hành máy móc.
- Dùng quá liều thuốc Atigimin có thể gây ra sự nhiễm acid chuyển hóa nhất thời với chứng thở quá nhanh. Quá liều Atigimin ở trẻ nhỏ còn có thể dẫn đến phù não, nhiễm acid chuyển hóa tiểu quản thận, thậm chí tử vong. Người bệnh cần ngừng thuốc ngay lập tức và đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
- Trong trường hợp quên liều thuốc Atigimin thì nên bổ sung bù càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu thời gian gần đến lần sử dụng tiếp theo thì nên bỏ qua liều Atigimin đã quên và sử dụng liều mới.
8. Lưu ý khi dùng thuốc Atigimin
- Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Atigimin cho người làm nghề lái xe hoặc vận hành máy móc.
- Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Atigimin cho người bị suy gan và suy thận nặng.
- Tuyệt đối không sử dụng khi thuốc Atigimin có dấu hiệu bị đổi màu, mốc, chảy nước hay hết hạn dùng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Atigimin, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý,Atigimin là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua và điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.