Nếu bị hạ nhiệt cơ thể hoặc tăng nhiệt cơ thể vượt quá giới hạn bình thường, cơ thể sẽ tạo ra một loạt các phản ứng để điều chỉnh nhiệt độ về mức an toàn. Bắt đầu từ hệ thần kinh trung ương, đến vùng dưới đồi truyền đến các cơ quan và hệ thống khác nhau trong cơ thể.
1. Cơ chế tự làm mát cơ thể là gì?
Cơ chế tự làm mát (cơ chế điều hòa thân nhiệt) là một quá trình duy trì nhiệt độ bên trong cơ thể trở lại trạng thái cân bằng nội môi.
Nhiệt độ cơ bản của con người là từ 37 ° C đến 37,8 ° C. Nếu nhiệt độ cơ thể giảm xuống 35 ° C hoặc thấp hơn thì có thể dẫn đến ngừng tim, tổn thương não hoặc thậm chí tử vong. Nếu nhiệt độ cơ thể tăng cao tới 42 ° C, bạn có thể bị tổn thương não hoặc thậm chí tử vong.
Yếu tố gây ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể chủ yếu là do điều kiện thời tiết lạnh hoặc nóng.
Ở bên trong cơ thể, nhiệt độ có thể bị tăng lên bởi các yếu tố sau:
- Sốt
- Tập thể dục
- Tiêu hóa
Ngược lại, nhiệt độ cơ thể có thể bị giảm xuống do các yếu tố:
- Sử dụng ma túy
- Sử dụng rượu
- Điều kiện trao đổi chất, chẳng hạn như tuyến giáp hoạt động kém
Vùng dưới đồi có chức năng điều tiết nhiệt độ bên trong cơ thể. Khi nhiệt độ bên trong cơ thể trở nên quá thấp hoặc quá cao, vùng dưới đồi sẽ gửi tín hiệu đến các cơ quan, khối cơ, tuyến và hệ thần kinh để điều tiết nhiệt độ trở lại bình thường.
2. Cơ chế tự làm mát cơ thể hoạt động như thế nào?
Khi nhiệt độ bên trong cơ thể thay đổi, các cảm biến trong hệ thần kinh trung ương (CNS) sẽ gửi tín hiệu đến vùng dưới đồi. Tiếp đó, vùng dưới đồi sẽ gửi tín hiệu đến các cơ quan và hệ thống khác nhau trong cơ thể. Từ đó, những cơ quan này sẽ phản ứng lại theo nhiều cơ chế khác nhau để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể về mức bình thường.
Nếu cơ thể bạn cần hạ nhiệt, các cơ chế này bao gồm:
Nếu cần hạ nhiệt cơ thể, các cơ chế điều chỉnh nhiệt độ ở các cơ quan trong cơ thể hoạt động bằng cách:
- Đổ mồ hôi: Bài tiết mồ hôi qua da có thể làm mát da, giúp hạ nhiệt cơ thể.
- Giãn mạch: Các mạch máu dưới da giãn rộng hơn làm tăng lưu lượng máu đến da giúp cơ thể giải phóng nhiệt thông qua bức xạ nhiệt.
Nếu cần tăng nhiệt cơ thể, các cơ chế điều chỉnh nhiệt độ hoạt động bằng cách:
- Co mạch: Mạch máu dưới da được co lại làm giảm lưu lượng máu đến da, giữ ấm cơ thể
- Sinh nhiệt: Các khối cơ bắp, cơ quan và não bộ sản sinh nhiệt theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, cơ bắp có thể tạo ra nhiệt bằng cách run rẩy.
Sinh nhiệt nội tiết tố: Tuyến giáp tiết ra các kích thích tố để tăng sự trao đổi chất, giúp làm tăng năng lượng mà cơ thể tạo ra, theo đó tăng nhiệt độ cơ thể.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: healthline.com