Co thắt thanh quản: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Co thắt thanh quản là tình trạng hiếm gặp nhưng khiến người bệnh cảm thấy vô cùng sợ hãi bởi khi xảy ra, dây thanh âm đột nhiên co lên hoặc đóng lại khi hít vào, ngăn chặn luồng không khí vào phổi. Những người mắc bệnh này thường khó để có được một giấc ngủ ngon và có lúc không thể nói hoặc thở được trong một vài giây. Co thắt thanh quản thường biến mất trong vài phút.

1. Co thắt thanh quản là gì?

Co thắt thanh quản thường kéo dài 60 giây, không đủ dài để gây ra bất kỳ mối nguy hiểm nào. Một số trường hợp đặc biệt hiếm gặp khác, chẳng hạn như là phản ứng gây mê, co thắt thanh quản thường kéo dài lâu hơn và cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.

Những cơn co thắt này có thể xảy ra khi mọi người đang ăn, nhưng không giống như nghẹt thở, không có vật gì mắc trong cổ họng.

co thắt thanh quản thường là kết quả của một vấn đề sức khỏe nào đó, vì vậy người bệnh có thể có các triệu chứng khác nhau. Ví dụ, những người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể xuất hiện các triệu chứng ợ nóng hoặc trào ngược ngay trước, trong hoặc sau một cơn co thắt trong dây thanh âm.


Trào ngược dạ dày thực quản có thể là nguyên nhân gây co thắt thanh quản
Trào ngược dạ dày thực quản có thể là nguyên nhân gây co thắt thanh quản

Đôi khi một tình trạng nghiêm trọng hơn có thể giống với một bệnh thanh quản. Những người gặp khó khăn khi hít thở liên quan đến một loại thuốc hoặc thức ăn mới không nên cho rằng vấn đề là co thắt thanh quản. Trong những trường hợp này, sự căng thẳng trong cổ họng có thể báo hiệu phản ứng dị ứng.

2. Nguyên nhân gây co thắt thanh quản

Co thắt thanh quản có thể liên quan đến một số tình trạng sức khỏe khác nhau, chẳng hạn như hen suyễn, dị ứng, sử dụng chất kích thích, tập thể dục, căng thẳng, lo lắng, trào ngược dạ dày hoặc trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Trào ngược axit thường xuyên, axit dạ dày hoặc mật vào thực quản, ở điều kiện sinh lý bình thường, khi mỗi người trong chúng ta ăn uống thì nuốt thức ăn hay nước vào bao tử, lúc này các cơ vòng thực quản dưới mở ra, để cho phép thực phẩm và chất lỏng đi xuống dạ dày, sau đó tự động đóng kín lại là nguyên nhân gây ra GERD. Khi bị trào ngược, axit từ dạ dày trào lên thực quản và gây kích ứng.

Tiếp xúc thường xuyên với axit dạ dày có thể làm hỏng và viêm niêm mạc thực quản mỏng manh. Điều này có thể dẫn đến co thắt tạm thời của dây thanh âm, làm kín đường thở và ngăn không khí và oxy đi vào phổi.

Khi axit dạ dày đến thanh quản, tình trạng này được gọi là trào ngược thanh quản hoặc LPR. Các mô của thanh quản thậm chí còn mỏng manh và dễ bị tổn thương hơn so với thực quản. Ho do cảm lạnh có thể đẩy nhiều axit vào thanh quản, do đó, nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể làm tăng khả năng bị co thắt thanh quản.

Co thắt thanh quản cũng có thể là một biến chứng của phẫu thuật. Kỹ thuật gây mê trong quá trình phẫu thuật có thể gây kích ứng dây thanh âm, đặc biệt là ở trẻ em. Co thắt thanh quản do gây mê có thể đe dọa tính mạng người bệnh.


Một trong những tai biến trong gây mê là co thắt thanh quản
Một trong những tai biến trong gây mê là co thắt thanh quản

3. Triệu chứng co thắt thanh quản

Khi co thắt thanh quản xảy ra, mọi người thường có cảm giác nghẹt thở và không thể thở hoặc nói. Đôi khi, tình trạng này có thể xảy ra vào giữa đêm. Người bệnh có thể đột nhiên thức dậy với cảm giác nghẹt thở.Tình trạng này được gọi là co thắt thanh quản liên quan đến giấc ngủ. Co thắt thanh quản cũng thường liên quan đến GERD. Một số trường hợp có thể mất ý thức khi bị co thắt thanh quản.

Khi đường thở từ từ mở ra, người bệnh sẽ tạo ra âm thanh thở cao vút. Toàn bộ quá trình co thắt thanh quản chỉ kéo dài một hoặc hai phút trước khi hơi thở trở lại bình thường. Tuy nhiên, co thắt thanh quản thường khiến người bệnh cảm thấy vô cùng hoảng sợ. Ngoài việc trải qua các cơn co thắt thanh quản, những người mắc bệnh này thường sẽ xuất hiện các triệu chứng của GERD, bao gồm:

  • Đau ngực

Bệnh nhân co thắt thanh quản thường ho nhiều
Bệnh nhân co thắt thanh quản thường ho nhiều

Các chuyên gia nói rằng ở trẻ sơ sinh bị GERD, co thắt thanh quản có thể liên quan đến hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

4. Điều trị co thắt thanh quản

Nếu GERD là nguyên nhân gây ra co thắt thanh quản, điều trị GERD có thể giúp kiểm soát co thắt thanh quản. Các bác sĩ thường kê thuốc ức chế bơm proton như Dexlansoprazole ( Dexilant), Esomeprazole (Nexium) và Lansoprazole ( Prevacid). Những loại thuốc này giúp giảm sản xuất axit dạ dày, do đó chất lỏng từ dạ dày chảy ngược vào thực quản sẽ ít bị ăn mòn. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định bạn uống thuốc prokinetic. Loại thuốc này giúp dạ dày bạn trống rỗng nhanh hơn, do đó sẽ có ít lượng axit có sẵn.

Bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị có thể cần phẫu thuật. Một trong những sự lựa chọn đó chính là phẫu thuật để điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Thủ thuật này bao bọc phần trên của dạ dày (đáy) xung quanh thực quản để ngăn chặn axit dự phòng. Ngoài ra, một vòng các hạt titan có thể được đặt xung quanh bên ngoài của thực quản dưới. Nó tăng cường liên kết giữa thực quản và dạ dày trong khi vẫn cho phép thức ăn và chất lỏng đi qua.

Bạn cũng có thể làm giảm GERD và LPR, ngăn ngừa co thắt thanh quản, bằng cách làm theo các biện pháp sau:

  • Tránh các tác nhân gây ợ nóng thông thường, chẳng hạn như nước ép trái cây và trái cây, caffeine, thực phẩm chứa nhiều chất béo và bạc hà.
  • Chia nhỏ các bữa ăn và ngừng ăn hai đến ba giờ trước khi đi ngủ
  • Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá. Ngoài ra, hạn chế sử dụng rượu.
  • Nâng cao đầu giường lên một vài inch
  • Tránh các tác nhân gây dị ứng
  • Vận dụng các kỹ thuật thở bao gồm thở chậm và giữ bình tĩnh cũng có thể giúp ích.

Hạn chế rượu bia giúp ngăn ngừa co thắt thanh quản
Hạn chế rượu bia giúp ngăn ngừa co thắt thanh quản

Ở trẻ em bị co thắt thanh quản cũng có thể là một biến chứng của kỹ thuật gây mê trong phẫu thuật. Hướng điều trị thường bao gồm di chuyển đầu và cổ để mở đường thở. Nó cũng liên quan đến việc sử dụng máy (áp lực dương đường thở liên tục hoặc CPAP) để đưa không khí trực tiếp vào đường thở. Một số trẻ cần đặt ống thở.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe