Có nên cho trẻ bú lại sau khi cai sữa không? Sữa mẹ có bị cạn kiệt sau khi cai sữa không? Nhiều đứa trẻ đòi bú sữa sau một khoảng thời gian ngừng cho bú và điều này khiến người mẹ cảm thấy bối rối. Việc trẻ bú lại sau khi cai sữa là hoàn toàn có thể tuy nhiên nhiều trường hợp đã thực sự gặp khó khăn với việc bú sữa mẹ trong những tuần đầu tiên bắt đầu lại. Không phải lúc nào cơ thể người mẹ cũng có thể sản xuất nguồn sữa đầy đủ một cách ngay lập tức. Bài viết sau đây cung cấp các cách giúp lấy lại sữa mẹ sau khi đã ngưng bú.
1. Tại sao cần cho trẻ bú lại sau khi cai sữa?
Việc cho trẻ bú lại sau khi cai sữa có thể xuất hiện trong một số tình huống sau:
- Ngừng cho trẻ bú sớm
- Người mẹ có thể đã bị tách khỏi con
- Trẻ có thể đã bị ốm trong một khoảng thời gian dài.
- Bạn có thể đã nhận nuôi một em bé và muốn bắt đầu lại nguồn sữa của mình để cho chúng bú sữa mẹ.
2. Có nên cho bé bú trộm sau khi cai sữa?
Sữa mẹ có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Ngay cả với những lượng nhỏ được cung cấp kết hợp cùng với sữa công thức cũng có thể tạo ra sự khác biệt. Khi trẻ bú trực tiếp bằng vú mẹ, sẽ có thêm lợi ích cho cả mẹ và bé, tăng sự gắn kết về mặt tình cảm giữa hai mẹ con. Nếu không thể, có thể vắt sữa mẹ để cho vào bình hoặc cốc.
3. Bỏ bú có nên cho bú lại như thế nào?
Về mặt cơ chế, việc kích thích vú sẽ gửi các tín hiệu đến các cơ quan thuộc hệ nội tiết để kích thích cơ thể sản xuất sữa trở lại. Việc tạo sữa có thể dễ dàng hơn nếu bạn chỉ ngừng cho con bú một thời gian ngắn và trước đây cơ thể bạn đã có thể sản xuất đủ nguồn sữa. Nhưng mỗi cơ thể đều không giống nhau, vì vậy bạn có thể không biết cơ thể mình sẽ phản ứng như thế nào cho đến khi bạn cố gắng.
Đọc lại những thông tin cơ bản về nuôi con bằng sữa mẹ là một bước khởi đầu tuyệt vời khi muốn cho trẻ bú lại sau khi cai sữa. Nuôi con bằng sữa mẹ hoạt động dựa trên cơ sở cung và cầu, vì vậy càng yêu cầu nhiều sữa (kích thích bằng cách cho trẻ bú hoặc vắt sữa) thì người mẹ càng tạo ra nhiều sữa hơn.
Học cách nhận biết trẻ có được bú đủ sữa hay không. Dấu hiệu dễ nhận thấy ở một đứa trẻ bú đủ sữa thể hiện qua việc chúng tiểu tiện và đại tiện. Trẻ đi tiểu đều đặn làm ướt khoảng 6 cái tã và đại tiện hai đến 3 lần mỗi ngày là biểu hiện bình thường. Trẻ bú đủ sữa cũng sẽ tăng cân đều đặn.
Nếu trẻ ngậm vú mẹ: Cố gắng cho trẻ bú mẹ thường xuyên nhất có thể (ít nhất mỗi 2-3 giờ). Ngay cả trước khi sữa được sản xuất, động tác kích thích núm vú sẽ giải phóng hormone prolactin mà cơ thể cần để tạo sữa.
Học cách nhận biết trẻ ngậm núm vú đúng. Em bé ngậm vú đủ sâu sẽ kích thích việc sản xuất sữa hiệu quả, ngược lại khi em bé ngậm vú một cách nông cạn thì không.
4. Các cách kích thích nguồn sữa nếu trẻ không thể bú mẹ trực tiếp
Ngay cả khi trẻ không thể bú mẹ trực tiếp, hãy dành thời gian để da kề da giữa mẹ và bé. Đặt em bé nằm trên ngực hoặc nằm gần cơ thể bạn càng nhiều càng tốt (có thể sử dụng địu). Bạn có thể cho trẻ bú bình trong khi đang da kề da và gần vú.
Sử dụng máy hút sữa hoặc bơm sữa bằng tay:
- Sử dụng máy bơm hoặc vắt tay trong khoảng 10-15 phút ở mỗi bên vú nhiều lần trong ngày. Tốt nhất, cần thực hiện ít nhất tám lần trong 24 giờ. Đổi bên vài phút một lần có thể hiệu quả hơn so với vắt sữa ở một bên vú trong thời gian dài.
- Vắt sữa vào ban đêm sẽ giúp kích thích nhiều hơn vì đây là lúc lượng hóc môn tạo sữa cao nhất.
Trong giai đoạn đầu, đừng lo lắng về việc bạn có thể vắt được bao nhiêu sữa - chính sự kích thích núm vú sẽ kích thích cơ thể bạn sản xuất nhiều sữa hơn sau này. Một số phụ nữ có thể chỉ mất vài ngày để bắt đầu có sữa trở lại. Những người khác cần kích thích trong vài tuần trước khi họ có thể thấy nguồn sữa sản xuất được tăng lên đáng kể. Trong khi chờ đợi để cơ thể sản xuất lại nguồn sữa của mình và cho trẻ quen với việc bú sữa mẹ, bạn cũng sẽ cho trẻ bú sữa công thức hoặc sữa của người hiến tặng.
5. Giúp trẻ chấp nhận vú mẹ
Khi muốn đứa trẻ thích bú mẹ, bạn nên cố gắng duy trì không khí thoải mái trong mỗi cữ bú và đừng khiến trẻ quấy khóc, khó chịu. Tốt hơn là không nên ‘ép’ trẻ vào tư thế bú mẹ khi chúng chưa sẵn sàng mà hãy tận hưởng thời gian da kề da và tạo cơ hội cho trẻ bắt đầu lại việc bú mẹ một cách nhẹ nhàng. Người mẹ có thể vắt một ít giọt sữa bằng tay hoặc nhỏ giọt sữa vào miệng trẻ hoặc bạn có thể sử dụng máy bơm một lúc để kích hoạt dòng sữa.
Trẻ có thể thích bú khi chúng không đói hoặc vào những thời điểm nhất định trong ngày. Đặc biệt là khi con bạn còn nhỏ, việc dành thời gian cho con nằm sấp trên ngực mẹ trong tư thế nằm nghiêng sẽ kích hoạt hành vi bú theo bản năng - và có thể khuyến khích con ngậm vú. Chúng có thể thích bú khi buồn ngủ hơn, hoặc ngay cả khi đang tắm!
6. Cân nhắc có nên cho bé bú trộm sau cai sữa
Để trả lời câu hỏi trẻ bỏ bú có nên cho bú lại, các bà mẹ nên biết được những vấn đề mà bản thân có thể gặp phải nếu quyết định cho trẻ bú lại. Hiểu chúng và tìm cách vượt qua để hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở thành một trải nghiệm dễ chịu và vui vẻ.
Tại sao bạn ngừng cho con bú ngay từ đầu? Bạn có thể muốn nói chuyện với một chuyên gia tư vấn về nuôi con bằng sữa mẹ, chuyên gia tư vấn về việc cho con bú hoặc người hỗ trợ trước khi bắt đầu cho trẻ bú lại.
Hãy chuẩn bị để nhận thấy sự khác biệt đối với cơ thể của chính bạn khi cho con bú. Có thể có một sự thay đổi trong đặc điểm chu kỳ kinh nguyệt của bạn vì việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nó. Ngực của bạn cũng có thể thay đổi. Bạn cũng có thể trải qua một số thử thách về cảm xúc và việc có ai đó để nói chuyện sẽ rất hữu ích khi bạn trải qua quá trình này.
Kiên nhẫn và đừng từ bỏ. Nếu một cách tiếp cận nào đó không thực sự hiệu quả, hãy thử cách khác. Trẻ không chịu ngồi dậy? Hãy cho chúng thử nằm xuống hoặc cho bú ngay trong khi đi dạo với em bé trên địu. Bạn không nhận được nhiều sữa khi hút, thậm chí sau vài ngày? Hãy thử vắt sữa bằng tay. Trẻ có thể bị ốm hoặc chỉ có một ngày nghỉ và thậm chí không muốn nhìn vào vú của bạn? Cho trẻ uống sữa mẹ bằng thìa hoặc ống tiêm hoặc thậm chí bằng bình nếu đó là tất cả những gì trẻ sẽ dùng và thử lại sau.
Với trẻ sơ sinh, mọi thứ hiếm khi đi trên một đường thẳng. Một ngày nào đó em bé có vẻ bú được nhiều sữa ở vú và bạn cắt giảm lượng sữa công thức bổ sung, rồi ngày hôm sau bé sẽ quấy khóc và bú sữa ngoài nhiều hơn bạn mong đợi. Đây là hành vi bình thường của những đứa trẻ sơ sinh.
Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong