Sốt co giật là tình trạng co giật do sốt, 2-5% trẻ bị sốt co giật là do trẻ sinh ra trong gia đình có tiền căn co giật. Co giật do sốt xảy ra khi nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Đôi khi chúng xuất hiện sau tiêm chủng một số loại như sởi, quai bị, và rubella.
1. Co giật do sốt là gì?
Co giật do sốt là tình trạng co giật do sốt cao, phổ biến ở trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi. Những kiểu co giật này thường có xu hướng xảy ra trong 24 giờ đầu tiên kể từ khi xuất hiện sốt và khi sốt cao hơn 39 độ C hoặc 102,2 độ F. Tuy nhiên, co giật do sốt vẫn có thể xuất hiện ở các mức nhiệt thấp hơn.
Nếu con bạn bị co giật do sốt, trẻ có thể xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Đảo mắt
- Chảy nước dãi
- Buồn nôn, nôn
- Co giật, giật hoặc rung cơ
- Cứng chân tay
- Sạm da nhẹ
- Mất tỉnh táo.
Trong hầu hết các trường hợp, co giật do sốt thường là vô hại, nhưng điều đó không có nghĩa là co giật do sốt không gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Sau cùng, trẻ bị co giật do sốt có thể cảm thấy hơi buồn ngủ hoặc trông có vẻ khỏe khi hết cơn. Co giật do sốt kéo dài trên 5 phút là một trong những dấu hiệu cảnh báo, cần gọi cấp cứu.
2. Co giật do sốt phổ biến như thế nào?
Ước tính có khoảng 2 - 4 phần trăm trẻ em dưới 5 tuổi sẽ bị co giật do sốt vào một thời điểm nào đó. Co giật do sốt phổ biến nhất trong độ tuổi từ 12 đến 18 tháng.
Một đứa trẻ có nhiều khả năng bị co giật do sốt (hoặc một cơn co giật do sốt khác lặp lại) nếu:
- Cha hoặc mẹ sinh con khi họ vẫn còn nhỏ tuổi.
- Cơn co giật do sốt lần đầu tiên xuất hiện khi trẻ nhỏ hơn 1 tuổi.
- Nhiệt độ cơ thể không quá cao khi co giật do sốt lần đầu tiên xuất hiện
- Cơn co giật xảy ra gần khi bắt đầu sốt.
3. Cha mẹ nên làm gì nếu con tôi lên cơn sốt?
Việc đầu tiên mà bố mẹ cần làm là giữ bình tĩnh. Sau đó, bố mẹ nên nhanh chóng lật trẻ nằm nghiêng để trẻ không sặc nước bọt và lau sạch nước bọt trên miệng để giữ thông thoáng đường thở.
Tuyệt đối không đưa bất cứ thứ gì vào miệng trẻ. Kinh nghiệm dân gian thường cho rằng nên đặt đũa hoặc ngón tay vào miệng vào trẻ co giật để giữ cho trẻ thở. Tuy nhiên, đây là việc làm không đúng đắn.
Đừng kìm hãm cơn co giật của trẻ bằng cách trói chân tay vì có thể gây tổn thương cho trẻ.
An ủi và động viên trẻ khi cơn co giật đã qua. Tránh gây hoang mang hay sợ hãi cho trẻ.
Lưu ý: Đừng cố hạ sốt cho trẻ khi lên cơn động kinh bằng cách cho trẻ uống thuốc. Bố mẹ nên thử hạ sốt cho trẻ bằng các biện pháp khác như ngâm mình trong nước mát hoặc chườm mát cho trẻ, sử dụng thuốc hạ sốt theo cách nhét hậu môn.
Theo dõi thời gian kéo dài của cơn co giật. Nếu trẻ co giật kéo dài hơn năm phút, hãy gọi cấp cứu. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên gọi cấp cứu để đưa trẻ đến cơ sở cấp cứu càng sớm càng tốt nếu:
- Trẻ khó thở hoặc da xanh, môi tím tái
- Cổ cứng,
- Trẻ rơi vào hôn mê, lừ đừ, gọi hỏi không đáp ứng
Ngoài ra, cha mẹ có thể tham khảo cách sơ cứu tại nhà khi trẻ nhỏ bị co giật do sốt cao theo hướng dẫn của bác sĩ Nguyễn Thanh Hưng - Trưởng khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang (Khánh Hòa).
4. Khi nào nên gọi bác sĩ?
Bố mẹ nên gọi cho bác sĩ càng sớm càng tốt sau khi cơn co giật kết thúc - bất kể cơn động kinh xảy ra trong thời gian ngắn đến mức nào. Bác sĩ có thể sẽ muốn kiểm tra trẻ để đảm bảo rằng trẻ không bị nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc bất kỳ một vấn đề nào khác gây ra sốt.
Bác sĩ cũng khuyến nghị một số biện pháp giúp hạ sốt mà bố mẹ có thể cho trẻ dùng ngay tại nhà, bao gồm thuốc hạ sốt như acetaminophen hoặc ibuprofen, hoặc tắm bằng bọt biển ấm để hạ sốt cho trẻ.
5. Bố mẹ có thể ngăn ngừa trẻ bị co giật do sốt không?
Một số bố mẹ cố gắng ngăn ngừa cơn co giật do sốt bằng cách hạ sốt ngay lập tức. Tuy nhiên, các cơn co giật có xu hướng xảy ra đột ngột, đôi khi bố mẹ còn chưa kịp nhận ra là trẻ đang bị bệnh.
Nếu trẻ bị sốt và trước đó trẻ đã từng bị co giật do sốt, bố mẹ sẽ dễ hiểu rằng nó sẽ tái diễn. Bố mẹ nên nói chuyện thẳng thắn với bác sĩ về mối quan tâm của bản thân và các vấn đề còn lo lắng. Bác sĩ sẽ có thể cho bố mẹ biết khi nào là khôn ngoan để cố gắng hạ sốt cho trẻ.
Nếu trẻ thường xuyên bị co giật do sốt, bác sĩ có thể đề nghị một loại thuốc cho trẻ uống bất cứ khi nào trẻ bị sốt để giảm nguy cơ bị co giật do sốt. Tuy nhiên, những loại thuốc như vậy có tác dụng phụ và trong hầu hết các trường hợp, vì cơn co giật do sốt nói chung là vô hại nên không cần thiết phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
6. Co giật do sốt có phải là một dấu hiệu cảnh báo cho vấn đề gì nghiêm trọng không?
Thông thường, sốt cao gây co giật là kết quả của nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus (chẳng hạn như cúm), cúm dạ dày, ban đỏ hoặc nhiễm trùng tai. Nhưng trong một số trường hợp hiếm hoi, sốt là triệu chứng của bệnh viêm màng não hoặc một vấn đề nghiêm trọng khác. Bác sĩ của con bạn sẽ xem xét các triệu chứng của trẻ và sàng lọc thêm nếu cần thiết.
Các cơn co giật kéo dài, thường từ 10 phút trở lên, cũng có thể gây ra những ảnh hưởng lâu dài đến não bộ của trẻ. Đó là lý do tại sao bố mẹ cần gọi cấp cứu nếu cơn co giật của trẻ đã diễn ra trong năm phút.
Ngay cả khi trẻ chưa từng bị co giật do sốt cao, những cơn sốt vẫn có thể rất đáng sợ. Vì thế bố mẹ cần bổ sung thêm kiến thức và các thông tin bổ ích liên quan đến vấn đề nhận biết sốt cao ở trẻ nhỏ và cách xử trí đúng đắn để bảo vệ sức khỏe, cũng như dự phòng các biến chứng nguy hiểm khác cho trẻ.
Sốt cao co giật tái diễn nhiều lần có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Do vậy, các bậc cha mẹ cần nắm rõ cách hạ sốt, sơ cứu khi trẻ bị co giật cũng như chăm sóc trẻ sau cơn co giật để giúp con yêu sớm hồi phục và phòng ngừa mọi rủi ro có thể xảy ra.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: babycenter.com
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong