Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Võ Hà Băng Sương - Bác sĩ điều trị - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.
Khi con người ăn hay nuốt phải trứng sán lợn thì trứng đi vào dạ dày, sau đó nở ra ấu trùng và đến ruột non, xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu. Khoảng 4 đến 8 tuần sau, ấu trùng tạo thành một nang có vỏ bọc ngoài thì người ta gọi là ấu trùng sán lợn gạo vì trong nang có dịch màu trắng. Tùy vào vị trí nang sán trong cơ thể mà có những biểu hiện và biến chứng khác nhau.
1. Sán dây lợn là gì
Sán lợn là một loại sán dây (còn gọi là sán dải) có tên khoa học là Teania Solium.
Bệnh ấu trùng sán lợn (còn gọi là bệnh lợn gạo) có tên khoa học Cysticercus cellulosae, là bệnh gây ra bởi ấu trùng sán gạo lợn, khác với bệnh gây ra do sán lợn trưởng thành.
2. Liệu tôi bị nhiễm sán dây lợn từ đâu
Nhiễm sán dây lợn, hay sán lợn gạo là một bệnh lý ký sinh trùng có khả năng lây nhiễm giữa động vật và người. Nguyên nhân chủ yếu do ăn phải thịt lợn mang ấu trùng sán hoặc ăn các loại thức ăn nhiễm các ấu trùng trong đất, trong nước (rau thủy sinh, rau sống không rửa sạch..).
Ấu trùng sán dây lợn có trong phân của con người hoặc lợn mang bệnh. Khi không đảm bảo vệ sinh, ấu trùng đó sẽ lẫn vào rau, quả, nguồn nước. Con người sử dụng mà không rửa kĩ, nấu chín sẽ dễ dàng bị nhiễm bệnh sán dây lợn.
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75o C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút. Vì vậy để phòng nhiễm sán lợn thì cần ăn chín, uống sôi.
3. Cơ chế hoạt động của ấu trùng sán lợn gạo
Khi xâm nhập, ấu trùng chui qua thành ruột vào hệ thống tuần hoàn và đi khắp cơ thể lợn. Sau 24-72 giờ kể từ khi ăn phải ấu trùng sẽ cư trú ở các mô liên kết hoặc các cơ, sau 2 tháng ấu trùng tạo thành một nang có vỏ bọc ngoài (kích thước 17-20×7-10 mm), còn được gọi là gạo lợn (cysticereus cellulosae), trong nang có dịch màu trắng, mẩu đầu sán với 4 giác và 2 vòng móc.
Khi người ăn phải trứng sán dây lợn từ ngoại cảnh theo thực phẩm, rau quả hoặc nguy hiểm hơn là những nang sán lơn chưa được nấu chín. Trứng sán vào dạ dày, nở ra ấu trùng đến ruột non, phát triển thành sán trưởng thành. Những đốt sán già rụng ở ruột non theo nhu động ngược chiều lên dạ dày, dưới tác dụng của dịch tiêu hoá trứng từ các đốt già được giải phóng ra xuống tá tràng, hàng nghìn ấu trùng thoát ra khỏi trứng và chui qua thành ruột vào hệ tuần hoàn đi khắp cơ thể, vào các cơ, các mô, phát triển thành nang ấu trùng sán.
Tùy vào vị trí, nang sán mà có những biểu hiện khác nhau. Ví dụ: nang sán nằm trong cơ sẽ thấy có những u nhỏ bằng hạt đỗ, không đau và không ngứa,...
Trường hợp người bệnh có sán trưởng thành trong ruột, khi đốt sán già rụng, chúng bắt đầu nảy chồi, sinh đốt mới từ cổ, sau đó tạo ra hàng nghìn đốt sán mới, mỗi đốt có khoảng 50.000 trứng, dẫn đến chiều dài của sán trưởng thành có khả năng lên tới 2-12 m. Sau đó, đốt sán bị trào ngược lên dạ dày, tương tự như việc con người ăn phải đốt sán mới, do đó số lượng ấu trùng sán lợn sẽ ngày càng lớn và đi khắp cơ thể, vào các cơ, mô,...
Thời gian sống của sán dây lợn cũng như trứng sán trong cơ thể người rất lâu, có thể lên tới 10 - 20 năm.
Tóm tắt vòng đời của Taenia solium .
Con người bị nhiễm trùng đường ruột sán trưởng thành sau khi ăn thịt heo bị ô nhiễm hoặc có thể phát triển bệnh sán lá gan sau khi ăn trứng T. solium (trở thành vật chủ trung gian).
- Con người ăn thịt heo sống hoặc chưa chế biến có chứa cysticerci (ấu trùng).
- Sau khi nuốt phải, nang trứng tản ra, gắn vào ruột non bằng đầu của chúng, và phát triển thành những con sán dây trưởng thành sau khoảng 2 tháng.
- Sán dây trưởng thành sản sinh đốt sán, chúng trở nên nặng dần; và tách ra khỏi sán dây và di chuyển đến hậu môn.
- Các đốt sán đã tách ra, trứng, hoặc cả hai đều được thải từ vật chủ (người) trong phân.
- Heo hoặc người bị nhiễm trùng do ăn phải trứng hoặc các đốt sán (ví dụ như trong thức ăn bị nhiễm khuẩn). Sự tự nhiễm trùng có thể xảy ra ở người nếu đốt sán đi từ ruột đến dạ dày thông qua nhu động ngược.
- Sau khi ăn phải trứng sán, chúng nở trong ruột và giải phóng ra ấu trùng, xâm nhập vào thành ruột.
- Các ấu trùng đi vào máu tới các cơ vân, não, gan, và các cơ quan khác, nơi chúng phát triển thành nang sán. Có thể dẫn đến bệnh nhiễm nang sán.
4. Biểu hiện khi tôi bị nhiễm sán dây lợn là như thế nào
Triệu chứng bệnh thường không có hoặc không rõ rệt. Các bệnh giun sán nói chung, khi vào cơ thể đều chiếm thức ăn, dẫn đến kém hấp thu, làm chậm phát triển thể lực, gây rối loạn tiêu hoá.
- Đau bụng;
- Rối loạn tiêu hóa: Chán ăn, ăn không tiêu, đại tiện lỏng sệt thất thường
- Có những u không đau khoảng 1–2 cm ở dưới da và ở cơ (sau nhiều tháng hay nhiều năm các u này chuyển sang đau và sưng phù rồi hết sưng);
- Có triệu chứng thần kinh như suy nhược (nếu não bị ảnh hưởng);
- Có thể nhìn thấy đốt sán ra theo phân hoặc tự bò ra ngoài hậu môn, xuất hiện đốt sán theo phân những đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà.
* Ấu trùng sán lợn gây nguy hiểm nhất là khi tấn công vào não và vào tim, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và có thể để lại các biến chứng. Trường hợp chui mắt có thể gây tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù.
5. Tôi có thể được điều trị sán lợn gạo dứt điểm không
5.1. Điều trị đặc hiệu
Nhiễm trùng đường ruột được điều trị với praziquantel 5 đến 10 mg/ kg đường uống một liều duy nhất để loại bỏ giun trưởng thành. Praziquantel nên được sử dụng cẩn thận ở những bệnh nhân bị neurocysticercosis vì bằng cách tiêu diệt nang, praziquantel có thể gây ra phản ứng viêm kết hợp với cơn co giật hoặc các triệu chứng khác.
Ngoài ra, một liều niclosamide đơn liều 2g (không có ở Mỹ) 4 viên (mỗi viên 500 mg) được nhai một lần và nuốt với một ít nước. Đối với trẻ em, liều này là 50 mg / kg (tối đa 2 g) một lần.
5.2. Điều trị triệu chứng-hỗ trợ
Tùy thuộc vào vị trí cơ quan tổn thương để có các biện pháp điều trị phù hợp
6. Phòng bệnh sán lợn gạo
Chủ động phòng ngừa nhiễm sán lợn gạo bằng cách vệ sinh môi trường sạch sẽ, quản lý nguồn chất thải thật tốt.
Sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước và sau khi đi vệ sinh, trước khi nấu ăn và ăn uống, vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
Trong ăn uống, cần ăn chín uống sôi; chọn nguồn thịt lợn có nguồn gốc, không ăn thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn khi chưa nấu chín như tiết canh, nem,..; hạn chế ăn rau sống.
Quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn vệ sinh các lò mổ lợn; không thả rông lợn.
Điều trị trúng đích cho người mang sán dây lợn ở người.
Giảm lây truyền bệnh sán lợn gạo bằng việc giáo dục cộng đồng về các đường lây truyền của bệnh.
Sán lợn gạo là bệnh có thể gây các biến chứng nguy hiểm. Cần thiết phải được khám và điều trị kịp thời. Hệ thống bệnh viên Đa Khoa Quốc Tế Vinmec với đội ngũ nhân viên y tế giỏi chuyên môn và trang thiết bị tối tân là địa chỉ tin cậy cho bạn gởi niềm tin chăm sóc sức khỏe.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế