Thai trứng là kết quả của các vấn đề di truyền khi tinh trùng thụ tinh với trứng. Bệnh lý này đôi khi được phát hiện khi siêu âm thai sớm. Vì tình trạng này là bất thường và không được biết đến nhiều trong cộng đồng, nên nó có thể gây sốc, đặc biệt nếu sản phụ vẫn đang mang thai và sắp kết thúc thai kỳ. Mặc dù, hầu hết phụ nữ sau khi được điều trị vẫn có thể tiếp tục mang thai khỏe mạnh sau này, các cách phòng ngừa thai trứng an toàn có thể giúp quản lý thai sản trọn vẹn hơn.
1. Thai trứng là gì?
Mang thai với thai trứng xảy ra khi trứng và tinh trùng kết hợp không chính xác trong quá trình thụ tinh và một khối u không phải ung thư hình thành thay vì một nhau thai khỏe mạnh. Khối u này không thể hỗ trợ phôi thai phát triển và thai kỳ sẽ nhanh chóng kết thúc.
Thai trứng là một loại bệnh nguyên bào nuôi trong thai kỳ. Trong trường hợp mang thai là thai trứng, một khối u phát triển trong tử cung và hình thành như những u nang chứa đầy chất lỏng giống như những chùm nho.
Mặc dù trường hợp mang thai là thai trứng rất hiếm khi gặp phải nhưng bất kỳ ai cũng có thể bị mang thai trứng. Bạn có nhiều khả năng mang thai trứng nếu bạn:
- Dưới 20 tuổi
- Trên 40 tuổi
- Có tiền sử mang thai trứng
- Từng bị sảy thai trên hai lần
2. Các phân loại của thai trứng
Thai trứng được chia thành hai loại là hoàn toàn và bán phần.
Trong các trường hợp mang thai là thai trứng hoàn toàn, mô tạo nên nhau thai là bất thường và không có phôi thai. Khối u vẫn hình thành và tạo ra hormone thai kỳ hCG, hormone này được tạo ra bởi nhau thai khỏe mạnh trong quá trình mang thai bình thường. Nồng độ hCG được đo bằng nhiều que thử thai.
Ngược lại, mang thai trứng bán phần xảy ra khi một nhau thai bất thường hình thành cùng với phôi thai. Trong những trường hợp này, phôi thai bị dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Khối u phát triển nhanh chóng vượt qua phôi thai.
3. Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng thai trứng?
Mang thai là thai trứng là kết quả khi các lỗi di truyền cụ thể xảy ra trong quá trình thụ tinh của trứng với tinh trùng.
Trong một thai kỳ khỏe mạnh, nhau thai hình thành để nuôi dưỡng phôi thai đang phát triển. Với trường hợp mang thai trứng, thay vì nhau thai, một khối u hình thành bên trong tử cung. Phôi thai đang phát triển hầu như không bao giờ liên quan đến thai kỳ.
Đôi khi, thai trứng cũng có thể phát triển sau khi sẩy thai, mang thai thành công hoặc mang thai ngoài tử cung, khi các tế bào vẫn còn trong tử cung.
4. Các triệu chứng khi mang thai trứng như thế nào?
Các triệu chứng thai trứng phổ biến nhất trong thai kỳ bao gồm:
- Xuất huyết âm đạo bất thường trong tam cá nguyệt đầu
- Buồn nôn và nôn mửa nghiêm trọng.
- Tiền sản giật (huyết áp cực cao)
- Mức hCG cao
- Tăng kích thước bụng nhanh hơn nhiều so với khi mang thai khỏe mạnh
- Không có nhịp tim hoặc cử động của thai nhi
- Các nang nước giống như quả nho tự do thoát ra khỏi âm đạo
5. Làm thế nào để chẩn đoán và điều trị thai trứng?
Bác sĩ chẩn đoán thai trứng bằng cách siêu âm tử cung của bạn. Siêu âm sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh về tử cung và các thành phần bên trong. Bác sĩ cũng có thể đề nghị xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ HCG của bạn.
Hầu hết các trường hợp thai trứng đều tự hết. Trong những trường hợp này, các nang giống như quả nho đi ra khỏi tử cung và qua âm đạo một cách tự nhiên. Ngược lại, nếu túi thai trứng quá lớn, điều trị loại bỏ thai trứng cần nhanh chóng đặt ra, bao gồm nong và nạo thai trứng cùng với hút để loại bỏ tất cả các mô bất thường khỏi tử cung.
Trong một số trường hợp hiếm hoi, sản phụ cần phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tử cung để điều trị thai trứng dứt điểm.
6. Những biến chứng nào liên quan đến thai trứng?
Đôi khi, các phần của thai trứng vẫn còn trong tử cung sau khi kết thúc tự phát của thai kỳ hoặc sau khi điều trị. Trong những trường hợp này, bệnh nguyên bào nuôi thai kỳ dai dẳng có thể phát triển.
Bệnh nguyên bào nuôi thai kỳ dai dẳng có nghĩa là phẫu thuật ban đầu để loại bỏ tế bào bất thường đã thất bại. Khi điều này xảy ra, các tế bào từ thai trứng đã phát triển xuyên thành lớp cơ xung quanh tử cung, gọi là thai trứng xâm lấn.
Trong một số trường hợp hiếm hoi, bệnh nguyên bào nuôi thai kỳ dai dẳng có thể gây ra một loại ung thư có căn nguyên hình thành trong tử cung và có thể di chuyển đến các cơ quan khác trong cơ thể. Các bác sĩ có thể chụp X-quang ngực để xác định xem thai trứng đã di căn đến phổi hay chưa. Nếu ung thư do thai trứng đã lan rộng, sản phụ có thể cần đến các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị.
7. Có cách nào phòng ngừa thai trứng không?
Cho đến nay, hoàn toàn chưa có cách phòng ngừa thai trứng.
Tuy nhiên, cách phòng ngừa thai trứng an toàn đã được xem xét là phát hiện sớm và triệt căn từ đầu. Để được như vậy, mọi sản phụ cần được quản lý thai sản đầy đủ, ngay từ khi biết có thể mang thai.
Ngoài ra, nếu bạn đã từng mang thai trứng trước đó, thêm một cách phòng tránh chửa trứng để có thể giảm thiểu khả năng bị biến chứng là cần tránh mang thai khác trong một năm sau khi phát hiện. Ngoài ra, bác sĩ sẽ theo dõi sát nồng độ HCG của bạn mỗi tháng một lần trong tối đa một năm để giúp đảm bảo không còn dấu vết của thai trứng trong tử cung của bạn.
Tóm lại, thai trứng là một dạng mất thai hiếm gặp khi thai nhi không thể phát triển. Tuy nhiên, phụ nữ có thể tiếp tục mang thai khỏe mạnh sau khi mang thai trứng và nguy cơ sẩy thai cũng không tăng lên. Như vậy, mặc dù may mắn là hầu hết phụ nữ được điều trị thai trứng không có biến chứng sẽ không để lại di chứng hay nguy cơ gì thêm về thai kỳ sau này, nếu có kiến thức về cách phòng ngừa thai trứng an toàn, người phụ nữ sẽ ý thức thăm khám thai sớm, không chỉ phát hiện thai trứng và điều trị triệt căn kịp thời mà còn giúp quản lý thai kỳ khỏe mạnh và an toàn cho hai mẹ con.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.