Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thanh Nam - Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Chụp X quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến, có giá trị trong chẩn đoán các ực hành trong chẩn đoán quá trình điều trị. Vậy chụp X quang đường rò như thế nào và các phương pháp và xử lý trong trường hợp có tai biến xảy ra.
1. Chụp x quang đường rò là gì?
Chụp X quang đường rò là kỹ thuật sử dụng thuốc cản quang có chứa i-ốt tan trong nước bơm qua lỗ rò để khảo sát vị trí, đường đi, tương quan giải phẫu, kích thước và giới hạn của đường rò, nhằm chẩn đoán chính xác và giúp bác sĩ phẫu thuật điều trị một cách hiệu quả.
2. Người bệnh cần chuẩn bị những gì khi thực hiện chụp x quang đường rò
2.1. Phiếu chỉ định chụp X quang đường rò
Bệnh nhân phải có phiếu chỉ định chụp X quang đường rò thì bác sĩ chuyên khoa mới tiến hành chụp chiếu.
2.2. Người bệnh
- Chụp đường rò là thủ thuật do bác sĩ chuyên khoa thực hiện, các thao tác chụp chiếu đảm bảo nguyên tắc an toàn bức xạ và đạt hiệu quả chẩn đoán cao với sự hỗ trợ của kỹ thuật viên điện quang. Trước khi tiến hành thủ thuật bác sĩ sẽ giải thích đầy đủ về quy trình thủ thuật, các tai biến có thể xảy ra và trấn an người bệnh bằng các phương pháp xử lý tai biến đã chuẩn bị trước.
- Quan trọng nhất là phải khai báo tiền sử dị ứng thuốc, đặc biệt là dị ứng thuốc đối quang và các thuốc có chứa nguyên tố i-ốt. Bởi phương pháp này sử dụng thuốc đối quang i-ốt do vậy nếu dị ứng sẽ gây tai biến ảnh hưởng đến kết quả chụp chiếu cũng như sức khỏe của người bệnh.
- Do phương pháp chụp X quang đường rò các mô mềm không liên quan đến ống tiêu hóa do vậy người bệnh không cần nhịn ăn hay thụt tháo trước khi thực hiện chụp. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn đối với người có nguy cơ cần nhịn ăn trước khi chụp 4-6 giờ
- Vì chụp X quang đường rò là thủ thuật, do đó người bệnh phải ký giấy đồng ý thực hiện thủ thuật.
- Bệnh nhân cần hợp tác tốt với bác sĩ để quá trình chụp chiếu diễn ra thuận lợi, kết quả chụp chiếu cho ra chính xác hơn.
3. Các bước tiến hành chụp X quang đường rò
3.1. Phương tiện thực hiện
- Máy chụp X quang chuyên dụng
- Hệ thống lưu trữ, bảng phim, cát-xét.
3.2. Vật liệu sử dụng trong quá trình chụp chiếu
- Bơm kim tiêm có dung tích 10mL loại 18-20G
- Thuốc đối quang i-ốt tan trong nước
- Thuốc sát khuẩn ngoài da, thuốc phun tê tại chỗ, thuốc an thần.
- Nước cất hoặc nước muối sinh lý để pha loãng thuốc đối quang
- Những đồ bảo hộ như găng tay, mũ, khẩu trang phẫu thuật.
- Bộ khay quả đậu, kẹp phẫu thuật.
- Bông và gạc phẫu thuật.
- Hộp thuốc và dụng cụ cấp cứu phòng trường hợp tai biến thuốc đối quang.
3.3.Tư thế nằm của người bệnh
- Đặt bệnh nằm sấp, ngửa, nghiêng hoặc ngồi lên bàn chụp tùy ý sao cho tư thế của người bệnh phải phù hợp với vị trí của lỗ rò.
- Tiến hành vệ sinh và sát khuẩn lỗ rò.
- Đánh dấu chữ chì sát lỗ rò để có thể xác định được vị trí lỗ rò trên màn phim chụp.
3.4. Tiếp cận đường rò của bệnh nhân
- Sử dụng ống thông để tìm hướng đi của đường rò
- Tiến hành bơm khoảng 5 đến 10ml thuốc đối quang vào lỗ rò, vận tốc bơm vừa phải không quá nhanh cũng không quá chậm.
3.5 Tiến hành chụp X quang
- Đặt bệnh nhân theo hướng thích hợp với lỗ rò
- Phải bịt kín lỗ rò trước khi thực hiện bơm đối quang để tránh thuốc bị trào ngược ra ngoài da.
- Nếu đường rò của bệnh nhân lớn có thể bơm nhiều thuốc đối quang hơn để có thể phát hiện đầy đủ các ngách, các đường rò.
- Trong quá trình tiền hành đặc biệt cần khảo sát xem có dò vào khu vực tạng hay ống tiêu hóa hay không. (Ví dụ: rò hậu môn trực tràng, rò ống tiêu hóa sau khi phẫu thuật ống tiêu hóa, rò khoang sau phúc mạc sau thực hiện phẫu thuật)
4. Đánh giá kết quả chụp chiếu
- Đường rò sau khi ngấm thuốc đối quang ta có thể quan sát được đó là các giải, đường tăng độ đối quang. Có thể là đường rò đơn giản, như một sợi chỉ, bờ rõ sắc nét; nhưng cũng có thể có nhiều hình thái đa dạng, nhiều nhánh, ngóc ngách, nhiều túi. Đường rò có khi bị cắt cụt do ổ mủ đặc hoặc khối chèn ép.
- Trường hợp đường rò ra mô mềm và từ các tổn thương có nguồn gốc từ xương như viêm xương tủy hoặc lao xương, hoặc từ các u hoại tử có bội nhiễm. Hiện tượng rò từ mô mềm đơn thuần chủ yếu do các ổ áp xe trong cơ gây ra.
- Trường hợp đường rò từ ống tiêu hóa hay hậu môn trực tràng, đây là một trong những loại đường rò phức tạp nhất. Các tổn thương thường tái diễn thường xuyên, tình trạng viêm xơ gây khó khăn trong việc xác định vị trí của lỗ rò. Không những chỉ một lỗ rò mà có thể nhiều lỗ rò xung quanh khu vực hậu môn.
- Các đường rò xuyên qua thành ống tiêu hóa ta có thể quan sát dễ dàng trên các phim chụp. Hình ảnh có lỗ trong, lỗ ngoài và ổ đọng thuốc trong lòng ống của tiêu hóa.
- Đường dò từ ổ bụng, lồng ngực sau phẫu thuật, theo các ống dẫn lưu.
5. Tai biến và xử lý tai biến
- Trường hợp bệnh nhân bị chảy máu thì tiến hành rút ống thông và cầm máu ngay bằng gạc ép.
- Khâu xử lý vô trùng rất quan trọng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân, nhưng trong trường hợp bị nhiễm trùng thì có thể dự phòng bằng thuốc kháng sinh.
- Trong trường hợp tai biến do dị ứng thuốc đối quang thì phải xử lý theo đúng quy trình chẩn đoán và xử trí tai biến thuốc đối quang do Bộ Y tế ban hành.
XEM THÊM: