Chụp số hóa xóa nền và bơm tắc trực tiếp dị dạng mạch ngoại biên

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Công Trình - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Bơm tắc dị dạng mạch ngoại biên dưới sự hướng dẫn của chụp số hóa xóa nền là phương pháp điều trị những bệnh lý dị dạng mạch máu ngoại biên nhằm đánh giá rõ hơn các thương tổn và bệnh lý mạch máu trước khi chỉ định can thiệp mạch.

1. Khái niệm chụp mạch và bơm tắc trực tiếp dị dạng mạch ngoại biên

Chụp mạchbơm tắc mạch ngoại biên trực tiếp qua da là kỹ thuật được chỉ định trong điều trị các bệnh lý dị dạng mạch máu ngoại biên, có thể áp dụng riêng lẻ hoặc phối hợp cùng những kỹ thuật gây tắc mạch truyền thống. Phương pháp này được thực hiện bằng cách chọc kim vào ổ dị dạng, sau đó tiến hành chụp mạch bằng thuốc đối quang để xem xét tình trạng huyết động của tổn thương. Cuối cùng là gây tắc mạch bằng thuốc.

Mục đích của chụp số hóa xóa nền (chụp DSA) trong kỹ thuật bơm tắc dị dạng mạch ngoại biên là nghiên cứu mạch máu trong cơ thể để có thể đánh giá rõ hơn các thương tổn và bệnh lý mạch máu trước khi ra quyết định can thiệp mạch.

2. Chỉ định và chống chỉ định bơm tắc dị dạng mạch ngoại biên

2.1. Chỉ định


Bệnh nhân dị dạng động tĩnh mạch được chỉ định thực hiện
Bệnh nhân dị dạng động tĩnh mạch được chỉ định thực hiện

2.2. Chống chỉ định

  • Vùng dự kiến chọc trực tiếp đang có triệu chứng viêm, nhiễm trùng, hoại tử da và phần mềm;
  • Phản ứng với thuốc đối quang iod;
  • Dấu hiệu rối loạn đông máu: prothrombin dưới 60%, INR > 1.5, số lượng tiểu cầu < 50 G/l.

3. Quy trình chụp mạch và bơm tắc dị dạng mạch ngoại biên

3.1. Mở đường vào lòng mạch

  • Thực hiện sát trùng, gây tê tại chỗ tại vùng da mục tiêu, tiến hành kỹ thuật rạch da;
  • Sử dụng kim chọc có kích thước phù hợp chọc vào tổn thương;
  • Có thể thực hiện bước này dưới hướng dẫn siêu âm và/hoặc chụp DSA.

3.2. Chụp mạch đánh giá tình trạng tổn thương

  • Kết nối kim chọc với dây nối;
  • Tiến hành chụp hệ thống mạch máu để nghiên cứu và đánh giá tình trạng huyết động của tổn thương và mạch lân cận.

3.3. Can thiệp điều trị

  • Lựa chọn vật liệu gây tắc mạch (vòng xoắn kim loại, keo sinh học (nBCA, Onyx), chất gây xơ (Tromboject) hay Ethanol). Việc lựa chọn tùy theo đặc điểm hình thái và tính chất huyết động của tổn thương;
  • Đưa vật liệu tắc mạch vào trong vị trí tổn thương để nút mạch;
  • Trong trường hợp vật liệu tắc mạch là dạng dung dịch lỏng (keo sinh học) và tổn thương có lưu lượng dòng chảy lớn, có tĩnh mạch dẫn lưu thì cần thiết phải kết hợp đặt Garo tĩnh mạch phía trên tổn thương (gốc chi).

3.4. Đánh giá sau can thiệp

  • Chụp mạch để đánh giá sự lưu thông sau khi tái thông tổn thương.
  • Đóng đường vào lòng mạch và hoàn tất thủ thuật.

4. Đánh giá kết quả

Kết quả thủ thuật bơm tắc dị dạng mạch ngoại biên được xem là thành công khi toàn bộ các ổ dị dạng được loại bỏ ra ngoài vòng tuần hoàn và không còn tín hiệu dòng chảy.

Ngoài ra, các nhánh động mạch cấp máu đến vùng hạ lưu và tĩnh mạch dẫn lưu còn khả năng lưu thông bình thường.


Bơm tắc dị dạng mạch ngoại biên có thể gây viêm da hoại tử do thiếu máu tại chỗ
Bơm tắc dị dạng mạch ngoại biên có thể gây viêm da hoại tử do thiếu máu tại chỗ

5. Nguy cơ tai biến và cách xử trí

Tùy theo vật liệu tắc mạch được lựa chọn và tình trạng tổn thương mà bệnh nhân đôi khi có thể gặp phải một số biến chứng khác nhau:

  • Hiện tượng máu tụ tại vị trí mở đường vào lòng mạch: Tiến hành băng ép cầm máu và theo dõi;
  • Tắc mạch ngọn chi: Trường hợp này thường là do vật liệu tắc mạch là vòng xoắn kim loại, lưu lượng dòng chảy lớn, dẫn đến việc đẩy trôi vật liệu tắc mạch xuống ngọn chi. Chiến lược xử trí được đưa ra tùy theo mức độ tắc mạch, nhưng thường chỉ điều trị nội khoa.
  • Viêm da hoại tử do thiếu máu tại chỗ: Thường xảy ra đối với vật liệu tắc mạch là Ethanol, keo sinh học do tắc mạch tại chỗ. Cách xử trí thường là điều trị nội khoa và chăm sóc tại chỗ. Tuy nhiên, nếu viêm da hoại tử lan tỏa, áp xe thì cần phải hội chẩn chuyên khoa (da liễu, ngoại khoa);
  • Dị ứng thuốc đối quang: Thực hiện chẩn đoán và xử trí tai biến đối với dị ứng thuốc đối quang.

Phương pháp bơm tắc dị dạng mạch ngoại biên được áp dụng cùng với chụp số hóa xóa nền nhằm đánh giá rõ hơn các thương tổn và bệnh lý mạch máu trước khi chỉ định can thiệp mạch.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã ứng dụng kỹ thuật chụp số hóa xóa nền trong thăm khám, chẩn đoán nhiều căn bệnh. Theo đó, kỹ thuật chụp dsa tại Vinmec được thực hiện bài bản, đúng chuẩn quy trình bởi đội ngũ y bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao, hệ thống máy móc hiện đại. Từ đó cho ra kết quả chính xác, góp phần không nhỏ vào việc xác định bệnh và giai đoạn bệnh và có hướng điều trị kịp thời.

Trước khi nhận công tác tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park, vị trí Bác sĩ khoa Chẩn đoán hình ảnh từ tháng 09/2017, Bác sĩ Trần Công Trình từng làm việc tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ năm 2007-2017. Trong vai trò của mình, Bác sĩ Trần Công Trình đã tham gia hướng dẫn giảng dạy các sinh viên, Bác sĩ nội trú, chuyên khoa và các bác sĩ mới vào khoa

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe