Chưa có thuốc đặc trị điều trị sốt virus, làm thế nào để mau khỏi?

Sốt virus là nhiệt độ cơ thể cao hơn mức trung bình (37 độ C) do virus gây ra. Mặc dù không phải ai cũng bị sốt khi bị nhiễm virus, nhưng sốt có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang cố gắng chống lại nhiễm trùng. Hầu hết các trường hợp sốt do virus sẽ cải thiện theo thời gian bằng các phương pháp điều trị hỗ trợ như chườm mát và thuốc không kê đơn.

1. Nguyên nhân của sốt virus

Sốt virus hay còn gọi là sốt siêu vi có nguyên nhân do nhiều loại virus, trong đó virus đường hô hấp với hơn 200 loại diễn ra phổ biến nhất, điển hình là virus hợp bào hô hấp. Mùa hè hay mùa mưa là thời điểm bùng phát của sốt virus. Virus là tác nhân truyền nhiễm rất nhỏ. Chúng lây nhiễm và nhân lên trong các tế bào của cơ thể con người và sốt là cách cơ thể chống lại virus.

Virus hợp bào hô hấp xâm nhập vào cơ thể qua mắt, mũi hoặc miệng. Nó lây lan dễ dàng qua không khí theo các giọt nước nhỏ li ti khi người bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi. Virus cũng truyền sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp, chẳng hạn như bắt tay.

Virus có thể sống hàng giờ trên các mặt vật cứng như mặt bàn, cũi và đồ chơi. Sau khi trẻ hoặc người lớn chạm vào các vật bị nhiễm virus và sau đó lại đưa tay chạm vào miệng, mũi hoặc mắt dẫn đến có khả năng bị nhiễm virus.

2. Triệu chứng của sốt virus

Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm virus hợp bào hô hấp thường xuất hiện khoảng bốn đến sáu ngày sau khi tiếp xúc với virus. Ở người lớn và trẻ lớn, virus hợp bào hô hấp thường gây ra các dấu hiệu và triệu chứng giống như cảm lạnh nhẹ, như:

  • Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
  • Ho khan
  • Sốt nhẹ
  • Đau họng
  • Đau đầu nhẹ

Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm virus hợp bào hô hấp thường xuất hiện khoảng bốn đến sáu ngày sau khi tiếp xúc với virus
Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm virus hợp bào hô hấp thường xuất hiện khoảng bốn đến sáu ngày sau khi tiếp xúc với virus

3. Điều trị sốt virus

Điều trị sốt siêu vi trong đó có điều trị virus hợp bào hô hấp thường bao gồm các biện pháp tự chăm sóc để giúp con bạn thoải mái hơn (chăm sóc hỗ trợ) và chăm sóc tại bệnh viện trong trường hợp các triệu chứng của bệnh diễn ra nghiêm trọng hơn.

Chăm sóc hỗ trợ

Bác sĩ có thể đề nghị một loại thuốc không kê đơn như acetaminophen để hạ sốt. Thường xuyên sử dụng nước muối nhỏ mũi và hút nước mũi giúp người bệnh giảm nghẹt mũi. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh nếu có biến chứng do vi khuẩn, như viêm phổi do vi khuẩn.

Uống nhiều chất lỏng và theo dõi các dấu hiệu mất nước, chẳng hạn như khô miệng, ít hoặc không có nước tiểu, mắt trũng và trẻ quấy khóc hoặc buồn ngủ.

Bệnh viện chăm sóc

Nếu nhiễm trùng virus hợp bào hô hấp nghiêm trọng, người lớn và trẻ có thể cần phải nằm viện. Phương pháp điều trị tại bệnh viện có thể bao gồm:

  • Truyền dịch tĩnh mạch
  • Thở Oxy ẩm
  • Thở máy
  • Sử dụng thuốc kháng virus như ribavirin (Virazole) cho những người có suy giảm miễn dịch.

Chăm sóc tại nhà

Bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau tại nhà để giúp trẻ bớt khó chịu và nhanh khỏi sốt virus do virus hợp bào hô hấp.

Nếu con bạn bị virus hợp bào hô hấp, hãy cố hết sức để an ủi hoặc đánh lạc hướng bé bằng âu yếm, đọc sách hoặc chơi trò chơi. Các mẹo khác để làm giảm các triệu chứng gồm:

  • Tạo không khí ẩm để thở. Giữ cho căn phòng ấm áp nhưng không quá nóng. Nếu không khí khô, nên sử dụng máy làm ẩm hoặc máy phun sương để làm mát và làm ẩm không khí, giúp giảm nghẹt mũi và ho. Tuy nhiên, bố mẹ hãy vệ sinh đúng cách máy làm ẩm sạch sẽ để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc. Độ ẩm lý tưởng trong nhà là khoảng 50 %.
  • Uống đủ uống. Để chai nước mát ở đầu giường để trẻ dễ dàng lấy nước uống. Đối với trẻ bú sữa mẹ thì tiếp tục cho trẻ bú hoặc bú bình như bình thường.

Cho trẻ uống đủ nước để giúp trẻ thoải mái hơn
Cho trẻ uống đủ nước để giúp trẻ thoải mái hơn
  • Sử dụng nước muối nhỏ mũi. Thuốc nhỏ mũi không kê đơn an toàn, hiệu quả trong giảm bớt nghẹt mũi, ngay cả đối với trẻ nhỏ. Nhỏ một vài giọt vào một lỗ mũi để làm loãng chất nhầy cứng hoặc dày, sau đó hút dịch mũi ngay ở chính lỗ mũi vừa nhỏ, bằng dụng cụ hút mũi. Lặp lại tương tự với bên mũi đối diện. Bố mẹ nhỏ nước muối vào mũi trước khi cho ăn và trước khi cho bé ngủ.
  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen có thể giúp giảm sốt và giảm đau họng. Tuy nhiên, bố mẹ cần hỏi ý kiến của bác sĩ về liều lượng chính xác cho tuổi của trẻ.
  • Tránh xa khói thuốc lá. Khói thuốc lá có thể làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh.

Sốt virus là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ với biểu hiện sốt cao. Tuy rằng chưa có phương pháp chữa trị và có thể tự khỏi nhưng trong trường hợp có biến chứng nguy hiểm người bệnh cần được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là bệnh viện đa khoa có chức năng thăm khám và điều trị các bệnh lý như: viêm xoang, viêm mũi, sốt siêu vi và nhiều các căn bệnh khác. Tại Vinmec cũng đã thực hiện chẩn đoán, điều trị nội soi bằng các phương pháp y học hiện đại không chỉ đem lại hiệu quả cao mà còn hạn chế tối đa biến chứng bệnh tái phát. Có được thành công lớn là bởi Vinmec luôn trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại, các quy trình thăm khám, điều trị được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm sẽ đem lại kết quả điều trị bệnh tối ưu cho Quý khách hàng.

Để đăng ký khám và điều trị bệnh lý Tai Mũi Họng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết tham khảo nguồn: medicalnewstoday.com, healthline.com

XEM THÊM:

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe