Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lê Minh Việt - Bác sĩ Gây mê - Khoa Ngoại Tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
Gây tê tủy sống là phương pháp vô cảm cho các phẫu thuật bụng dưới (sản phụ khoa, tiết niệu...) đặc biệt là các phẫu thuật chỉnh hình hai chi dưới. Kỹ thuật này chống chỉ định cho một số trường hợp như dị dạng cột sống, từ chối gây tê, dị ứng thuốc tê hoặc mắc một số bệnh nặng.
1. Đặc điểm giải phẫu tủy sống - cột sống liên quan tới gây tê tủy sống
- Cột sống
Gồm 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng và 5 đốt sống cùng, tận dùng là xương cụt. Cột sống có 4 đoạn cong với chiều cong phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, tình trạng sinh bệnh lý. Các điểm cong nhất của cột sống là vị trí dễ vận động nhất nên rất dễ chọc kim khi gây tê.
- Màng não
Gồm màng cứng, màng nhện và màng nuôi. Màng cứng là bộ phận che phủ toàn bộ ống tủy. Màng nhện trượt trên thành bên ngoài của màng cứng, có một khoang ảo giữa 2 lớp màng. Khi gây tê tủy sống, nếu chỉ chọc qua màng cứng, chưa qua màng nhện mà đã bơm thuốc tê thì bệnh nhân sẽ không đủ giảm đau để mổ. Màng nuôi là màng trong cùng, nằm sát với tổ chức thần kinh, dịch não tủy nằm ở giữa màng nuôi và màng nhện.
- Tủy sống
Hệ động mạch chi phí cho tủy sống đều nằm ở mặt trước tủy nên ít gặp biến chứng khi gây tê tủy sống.
- Dịch não tủy
Được tạo ra bởi các não thất (chủ yếu) và bởi tủy sống (một phần nhỏ). Thành phần của dịch não tủy gồm Glucose, Clo, Natri, Bicarbonat, Nitơ, Protein. Thành phần của dịch não tủy có thể thay đổi theo một số bệnh lý như xơ gan, tăng đường huyết, vàng da, urê máu cao, sốt cao,...
Tỷ trọng của dịch não tủy có liên quan tới nhiều kỹ thuật gây tê tủy sống với thuốc tê ưu trương hoặc đẳng trương. Do ảnh hưởng của áp lực dịch não tủy, khi gây tê tủy sống ở tư thế ngồi thì thuốc tê rất khó lan lên cao.
- Gai sau đốt sống
- Gai bên cột sống
- Hệ thống các dây chằng
- Khoang ngoài màng cứng
2. Gây tê tủy sống là gì?
Gây tê tủy sống là phương pháp gây tê vùng, thực hiện bằng cách bác sĩ tiêm thuốc tê vào khoang dưới nhện. Thuốc tê sẽ làm nhiệm vụ ức chế có hồi phục dẫn truyền của các rễ thần kinh. Các rễ thần kinh này không được bao bọc bởi lớp vỏ ngoài thần kinh nên trực tiếp tiếp xúc với thuốc tê trong dịch não tủy. Bệnh nhân sẽ bị mất cảm giác từ vùng dưới rốn trở xuống.
Thời gian để thuốc tê ngấm vào các tổ chức thần kinh xảy ra nhanh, đạt tối đa trong khoảng 5 - 10 phút sau khi tiêm thuốc (tùy từng loại thuốc tê). Các yếu tố ảnh hưởng tới thời gian gây tê gồm loại thuốc tê, liều lượng sử dụng, thuốc có chất co mạch hay không.
Gây tê tủy sống có nhiều ưu điểm như ít gây tác dụng phụ trên hệ hô hấp; bệnh nhân tự thở được nên giảm nguy cơ hít sặc hoặc biến chứng do đường thở khó; tránh nguy cơ hạ đường huyết cho bệnh nhân đái tháo đường; giúp sớm hồi phục nhu động ruột; giảm nguy cơ thuyên tắc tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi,...
3. Chỉ định gây tê tủy sống khi nào?
Gây tê tủy sống là kỹ thuật sử dụng để vô cảm cho các trường hợp sau:
- Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình: Áp dụng cho các phẫu thuật từ vùng xương chậu xuống 2 chi dưới;
- Phẫu thuật tiết niệu: Gây tê tủy sống làm giảm lượng máu bị mất và thời gian gây tê đủ để bác sĩ hoàn tất quá trình phẫu thuật;
- Phẫu thuật ổ bụng: Gây tê tủy sống cho các trường hợp phẫu thuật ở tầng bụng dưới (thoát vị, ruột thừa, phẫu thuật vùng tiểu khung, hậu môn - trực tràng) và một số phẫu thuật tầng bụng trên (cần kết hợp gây tê tủy sống với gây mê toàn thân, chú ý tới các biến chứng mạch chậm, suy hô hấp, hạ huyết áp);
- Phẫu thuật sản phụ khoa: Hầu hết các phẫu thuật sản phụ khoa đều có thể tiến hành tốt dưới gây tê tủy sống nhưng cần chú ý tới tai biến tụt huyết áp khi gây tê. Ngoài ra, phương pháp gây tê ngoài màng cứng liên tục cũng phát huy hiệu quả rất tốt;
- Gây tê giảm đau.
4. Chống chỉ định với gây tê tủy sống
4.2 Chống chỉ định tương đối
Không gây tê tủy sống (nếu không được chỉ định) với các trường hợp sau:
- Người bị hẹp van động mạch chủ;
- Bệnh nhân hẹp van 2 lá;
- Người bị suy dinh dưỡng;
- Người bị tăng huyết áp chưa được điều trị ổn định;
- Người bệnh thiếu máu;
- Người mắc bệnh mạch vành hoặc nhồi máu cơ tim;
- Người bị đau lưng;
- Bệnh nhân xơ mạch máu não;
- Bệnh nhân viêm xương khớp, ung thư di căn vào xương;
- Người đang bị nhức đầu;
- Trẻ quá nhỏ, khó thực hiện.
Gây tê tủy sống là kỹ thuật có nhiều ưu điểm, được áp dụng rộng rãi trong phẫu thuật hiện nay. Khi được chỉ định thực hiện gây tê tủy sống, bệnh nhân nên thực hiện đúng theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm.
4.2 Chống chỉ định tương đối
Không gây tê tủy sống (nếu không được chỉ định) với các trường hợp sau:
- Người bị hẹp van động mạch chủ;
- Bệnh nhân hẹp van 2 lá;
- Người bị suy dinh dưỡng;
- Người bị tăng huyết áp chưa được điều trị ổn định;
- Người bệnh thiếu máu;
- Người mắc bệnh mạch vành hoặc nhồi máu cơ tim;
- Người bị đau lưng;
- Bệnh nhân xơ mạch máu não;
- Bệnh nhân viêm xương khớp, ung thư di căn vào xương;
- Người đang bị nhức đầu;
- Trẻ quá nhỏ, khó thực hiện.
Gây tê tủy sống là kỹ thuật có nhiều ưu điểm, được áp dụng rộng rãi trong phẫu thuật hiện nay. Khi được chỉ định thực hiện gây tê tủy sống, bệnh nhân nên thực hiện đúng theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm.
Hệ thống thiết bị y tế hiện đại, tối tân, sở hữu nhiều máy móc tốt nhất trên thế giới giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh khó, nguy hiểm trong thời gian ngắn, hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị của bác sĩ hiệu quả nhất. Không gian bệnh viện được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm.
Bác sĩ chuyên khoa II Lê Minh Việt đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Gây mê - Hồi sức, trong đó có hơn 2 năm là chuyên gia Y tế tại Yemen và nguyên là Trưởng khoa Gây mê Hồi sức - Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội. Hiện bác sĩ Lê Minh Việt đang là bác sĩ gây mê, Đơn nguyên gây mê - phòng mổ, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
Để đăng ký khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.