Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Thái Ngọc Châu - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.
Nhiều người không nhận ra rằng những vấn đề gây ra do cao cholesterol trong máu có thể khởi phát từ lúc còn thơ. Tình trạng này có khả năng tiếp tục phát triển từ lúc trẻ tăng trưởng đến tuổi thiếu niên rồi trưởng thành. Cholesterol cao ở trẻ em làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan cho trẻ.
1. Những nguy cơ của mức cao cholesterol trong máu
- Cơ thể trẻ cần một số cholesterol để bảo vệ dây thần kinh. Thành lập mô và sản xuất một số nội tiết tố (hormone) nhất định. Nhưng quá nhiều cholesterol lại làm hại các mạch máu. Bằng cách bám vào và tạo các khối xơ vữa ở thành mạch. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những mảng xơ vữa này đã có khả năng hình thành từ lúc trẻ nhỏ và càng dễ hình thành hơn ở trẻ có nồng độ cholesterol trong máu cao.
- Nồng độ cholesterol cao làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch và đột quỵ. Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong ở Hoa Kỳ. Nguy cơ sẽ tăng ở những người có tiền sử gia đình bị bệnh tim, người bị tiểu đường, dư cân hay béo phì, người có thói quen ăn uống không lành mạnh, lối sống thụ động, và người hút thuốc. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc con bạn có cần kiểm tra về lượng cholesterol hay không.
2. Cholesterol từ đâu ra?
Gan tạo ra cholesterol để đáp ứng cho nhu cầu của cơ thể. Tuy nhiên, chúng ta cũng hấp thu cholesterol từ thực phẩm ăn vào hằng ngày, gồm các thực phẩm từ động vật như trứng, thịt và các sản phẩm từ sữa.
Sự khác biệt giữa mức LDL và mức HDL là gì?
Cholesterol di chuyển trong máu nhờ vào những khối phân tử khác nhau, gọi là Lipoprotein.
Lipoprotein tỷ trọng thấp (Low-density lipoprotein) vận chuyển cholesterol tới tế bào. Đó là lý do tại sao chúng bị xem là cholesterol “xấu”. Một số người có cơ địa tổng hợp nhiều LDL cholesterol. Ngoài ra, việc ăn những thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa hay nhiều cholesterol cũng làm tăng lượng LDL trong máu.
Lipoprotein tỷ trọng cao (High-density lipoprotein) tách cholesterol ra khỏi máu. Chúng được xem như là cholesterol “tốt”. Lượng HDL phù hợp sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tim mạch. Tập thể dục giúp cơ thể tăng sản xuất HDL. Tránh dùng các chất béo chuyển hóa và tuân theo chế độ ăn lành mạnh cũng giúp tăng lượng HDL.
Điều này giải thích vì sao quá nhiều LDL cholesterol là có hại cho cơ thể và nhiều HDL thì lại tốt hơn. Khi xem xét lượng cholesterol toàn phần, ta nên xét đến sự cân bằng giữa các thành phần. Nếu tổng lượng cholesterol cao là do nhiều LDL, nguy cơ chủ thể bị bệnh tim mạch hay đột quỵ sẽ cao hơn. Ngược lại, nếu nhiều HDL là nguyên nhân khiến tổng lượng cholesterol trong máu cao, khi đó nguy cơ có thể không tăng.
3. Nguyên nhân tăng cholesterol ở trẻ em
Ở các bé từ 5-12 tuổi, nồng độ cholesterol trong máu cao chủ yếu do ba yếu tố:
- Yếu tố di truyền: Trẻ có thể thừa hưởng gen di truyền (nồng độ cholesterol trong máu cao) từ cha mẹ và đây cũng là nguyên nhân tăng cholesterol trong máu phổ biến nhất trong hầu hết các trường hợp.
- Chế độ dinh dưỡng cho trẻ chưa hợp lý và lành mạnh: Trẻ có một chế độ dinh dưỡng giàu chất béo, đặc biệt chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
- Trẻ béo phì: Có liên quan đến chế độ ăn uống không lành mạnh và thiếu tập thể dục.
Nồng độ cholesterol trong máu cao sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào và chỉ khi xét nghiệm máu hoặc khi nó biến chứng thành những căn bệnh nguy hiểm mới có thể nhận thấy. Do vậy cha mẹ cần xác định mức độ cholesterol của bản thân, nếu cha mẹ có nồng độ cholesterol trong máu cao hoặc trẻ có dấu hiệu thừa cân, cha mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra để tránh những biến chứng đáng tiếc.
4. Làm sao biết trẻ bị cao Cholesterol?
Để kiểm tra lượng cholesterol, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành “Xét nghiệm mỡ máu”. Việc kiểm tra này thường chỉ được thực hiện khi gia đình có tiền sử cao cholesterol hoặc trẻ bị bệnh tiểu đường.
Mức Cholesterol ở trẻ bao nhiêu là phù hợp?
Nếu bác sĩ ra chỉ định “xét nghiệm mỡ máu” thì bạn nên hỏi xem mức cholesterol nào là phù hợp với tuổi và sự phát triển của trẻ. Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (the American Academy of Pediatrics) khuyến cáo chung về mức cholesterol cho trẻ em và thiếu niên từ 2 – 19 tuổi như sau:
Cholesterol toàn phần (mg/dL)
- Chấp nhận: <170
- Giới hạn: 170-199
- Cao: >= 200
Cholesterol LDL (mg/dL)
- Chấp nhận: <110
- Giới hạn: 110-129
- Cao: >=130
5. Trẻ có phải dùng thuốc để giảm lượng Cholesterol trong máu?
Nếu trẻ được xác định là có lượng cholesterol máu cao, trong khi chế độ ăn và việc tập thể dục không giúp giảm cholesterol, đặc biệt đối với trẻ bị tiểu đường, thừa cân hoặc béo phì, khi đó, bác sĩ sẽ kê toa thuốc làm giảm cholesterol. Không phải tất cả các thuốc đều an toàn cho trẻ, do đó không được tự ý cho trẻ sử dụng thuốc khi chưa được bác sĩ thông qua.
6. Giúp bé phòng ngừa tình trạng nồng độ cholesterol cao
Duy trì cân nặng phù hợp theo lứa tuổi và thay đổi chế độ ăn cho trẻ
- Cho bé ăn ít nhất năm khẩu phần trái cây và rau mỗi ngày. Ví dụ như các món ăn nhẹ lành mạnh như táo, chuối, cà rốt, cần tây.
- Nấu các bữa ăn chứa nhiều protein ít béo, rau và ngũ cốc nguyên hạt.
- Tránh cho bé ăn chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Chất béo bão hòa thường được tìm thấy trong sản phẩm động vật (ví dụ như thịt và trứng) và các sản phẩm từ sữa (ví dụ như phô mai và bơ). Nhiều loại thực phẩm ăn nhẹ (ví dụ như bánh quy và khoai tây chiên) có chứa nhiều chất béo bão hòa. Chất béo chuyển hóa thường được tìm thấy trong thực phẩm chế biến (ví dụ như bánh rán và bánh quy) và thức ăn chiên (ví dụ như khoai tây chiên và hành tây chiên).
- Tránh ăn thức ăn nhanh. Nếu trẻ phải ăn tại một cửa hàng thức ăn nhanh hay nhà hàng, hãy chọn lựa các món lành mạnh nhất có thể.
- Hạn chế thời gian xem tivi, máy tính, điện thoại di động hoặc chơi game của con bạn xuống không quá 1 – 2 giờ mỗi ngày. Hãy làm gương cho bé bằng cách bản thân bạn cũng hạn chế thời gian ngồi trước màn hình.
- Khuyến khích bé tìm ra hoạt động thể chất ưa thích và vận động thường xuyên. Hãy cho bé vận động ít nhất 1 giờ mỗi ngày. Khuyến khích trẻ chơi các trò vận động mà chúng thích. Cả gia đình nên cùng tham gia các hoạt động tập thể như đi bộ, chạy xe đạp, chơi bowling
- Khuyến khích cả gia đình cùng luyện tập thể dục thể thao. Hãy đi bộ, đi xe đạp hoặc làm các công việc nhà với nhau. Bạn cũng có thể lên kế hoạch đi dã ngoại cho cả gia đình
Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:
- Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
- Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
- Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
- Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.