Cholesterol có ý nghĩa gì đối với sức khỏe tim mạch của bạn?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nội tổng hợp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Cholesterol là một chất béo được gọi là lipid (mỡ) là loại chất béo cần thiết đối với sự phát triển của các tế bào trong cơ thể, giúp sản sinh ra các loại hormone, axit mật và vitamin D.

1. Cholesterol là gì?

Cholesterol là một chất sáp được tìm thấy trong mọi tế bào của cơ thể. Chúng ta sử dụng cholesterol để tạo ra vitamin D và các hoocmon như testosteroneestrogen. Cholesterol giúp tiêu hoá thức ăn và chế độ ăn hàng ngày của chúng ta sẽ ảnh hưởng đến mức cholesterol.

Cholesterol di chuyển trong các mạch máu dưới dạng các vật thể li ti được gọi là lipoprotein. LDL (cholesterol xấu) gây mảng bám tích tụ trong các động mạch, tăng nguy cơ đột quỵ hay nhồi máu cơ tim. Cholesterol mật độ cao HDL, còn gọi là cholesterol tốt, đưa cholesterol trở về gan, nơi cholesterol được chuẩn bị để đào thải ra khỏi cơ thể.


Cholesterol có nhiều chức năng trong cơ thể con người, đặc biệt đối với hệ tim mạch
Cholesterol có nhiều chức năng trong cơ thể con người, đặc biệt đối với hệ tim mạch

2. Tại sao các bác sĩ phải theo dõi mức cholesterol?

Nếu bạn có quá nhiều cholesterol trong máu, chúng có thể dính vào thành các động mạch và hình thành mảng bám. Tình trạng này được gọi là xơ vữa động mạch gây tắc hoàn toàn hoặc bán phần dòng máu chảy, dẫn đến các vấn đề như đau thắt ngực. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo người trưởng thành trên 20 tuổi nên kiểm tra mỡ máu thường xuyên.

Bạn bị mỡ máu cao nếu mức LDL cao hơn 160 và cholesterol toàn phần trên 240 (Công thức tính Cholesterol toàn phần: Mức HDL + Mức LDL + 20% mức triglycerid). Mức HDL của bạn dưới 40 cũng là một yếu tố nguy cơ.

Ở người trưởng thành khỏe mạnh, giá trị tối ưu của LDL nên ở mức < 100 mg/dL.

Xem thêm: Chế độ ăn DASH cho sức khỏe tim mạch – Giảm huyết áp và Cholesterol

3. Tại sao LDL cholesterol tăng cao dẫn đến bệnh tim mạch

Nếu hàm lượng cholesterol trong máu cao sẽ làm lắng đọng các mảng lipid, cholesterol và một số chất khác trên thành động mạch, hình thành các mảng xơ vữa động mạch, thành mạch máu trở nên dày và cứng hơn.

Các mảng vữa này có thể bị vỡ ra, dẫn đến hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn các mạch máu bị tổn thương. Từ đó có thể dẫn đến thiếu máu nuôi các cơ quan do động mạch đó nuôi dưỡng, trong đó quan trọng nhất là tim, não và động mạch chủ, gây ra những biến chứng gây tử vong cao như:


LDL cholesterol tăng cao có thể dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim
LDL cholesterol tăng cao có thể dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim

4. Vậy làm thế nào để giảm cholesterol?

4.1 Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống có lợi cho tim, trong đó bao gồm:

  • Ăn uống lành mạnh cho tim: Chế độ ăn uống lành mạnh cho tim hạn chế lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa mà bạn ăn.
  • Kiểm soát cân nặng: Nếu bạn thừa cân, giảm cân có thể giúp giảm cholesterol LDL (có hại).
  • Hoạt động thể chất: Mọi người nên hoạt động thể chất thường xuyên
  • Quản lý căng thẳng: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng căng thẳng mãn tính đôi khi có thể làm tăng cholesterol LDL và giảm cholesterol HDL.
  • Bỏ hút thuốc: Bỏ hút thuốc có thể làm tăng cholesterol HDL. Vì HDL giúp loại bỏ cholesterol LDL khỏi động mạch của bạn, nên có nhiều HDL có thể giúp giảm cholesterol LDL của bạn.

Kiểm soát cân nặng và tránh béo phì giúp làm giảm cholesterol
Kiểm soát cân nặng và tránh béo phì giúp làm giảm cholesterol

4.2 Điều trị thuốc

Nếu chỉ thay đổi lối sống không đủ làm giảm cholesterol, bạn cũng có thể cần dùng thuốc. Thuốc giảm cholesterol phổ biến nhất là statin, chúng giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Có 4 nhóm người sử dụng thuốc statin:

  • Nhóm người có mức LDL cao hơn 190
  • Nhóm từng bị biến cố tim mạch (như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ) trước đây
  • Nhóm mắc bệnh tiểu đường
  • Nhóm có nguy cơ cao gặp phải biến cố tim mạch (như nhồi máu cơ tim) trong 10 năm tới, theo tính toán.

Nếu bạn có mức HDL thấp, bạn nên hiểu rằng không có loại thuốc nào có thể tăng HDL được. Vì vậy lời khuyên để tăng mức HDL là duy trì cân nặng khoẻ mạnh, ăn chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải và tập luyện đều đặn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe