Chỉ định mổ nội soi hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh số V

Ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị đau dây thần kinh V thì phương pháp mổ nội soi thường được lựa chọn để điều trị bệnh lý này. Nếu trong trường hợp điều trị bằng thuốc không còn phát huy tác dụng các bác sĩ sẽ cân nhắc mổ nội soi hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh số V.

1. Tìm hiểu về đau dây thần kinh số V

Đau dây thần kinh số V là một loại đau rất đặc thù, cơn đau thường rất nặng làm cho người bệnh khó chịu, ngoài ra còn đau ở nửa mặt, xảy ra một cách đột ngột và thường kéo dài từ vài giây cho đến một phút. Đau thường tự phát hoặc bộc phát từ một điểm khi bị kích thích được gọi là điểm cò súng .

Đau dây thần kinh V thường xuất hiện một bên, cũng có một số rất hiếm xuất hiện đau dây V hai bên, chiếm 3-6% trường hợp. Những trường hợp đau cả hai bên không phải xuất hiện cùng một lúc mà đau một bên trong rồi sau đó mới xuất hiện phía đối bên.

Đa số các bệnh nhân khi đau dây thần kinh V thăm khám lâm sàng hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên cũng có vài số trường hợp đau ở nửa mặt liên quan đến một số bệnh lý vùng góc cầu – tiểu não như xơ cứng rải rác (multiple sclerosis), u màng não, u dây V (schwannomas), u nang bì (u nang biểu bì )...

Nguyên nhân gây đau dây thần kinh số V:

  • Khi bị đau dây thần kinh V, chức năng của dây thần kinh dường như bị phá hủy. Bệnh gây ra do điểm tiếp xúc giữa mạch máu (tĩnh mạch hay động mạch) và dây thần kinh số V, tiếp điểm này tạo ra áp lực đè ép dây thần kinh và làm suy giảm mất chức năng.
  • Đau dây thần kinh số V nguyên nhân có thể là do người cao tuổi hoặc có liên quan đến các bệnh xơ hóa hoặc những bệnh lý làm phá hủy vỏ bao myelin và bảo vệ dây thần kinh.

Đau dây thần kinh số V có thể do vỏ bao myelin bị phá hủy
Đau dây thần kinh số V có thể do vỏ bao myelin bị phá hủy

  • Nguyên nhân ít gặp hơn là do khối u chèn ép dây thần kinh này.
  • Một số người bị đau dây thần kinh số V là do tổn thương và có các bất thường khác ở não.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như chấn thương, đột quỵ đều có thể gây ra đau dây thần kinh số V.

Triệu chứng đau dây thần kinh số V:

  • Cảm giác đau của bệnh là đau như bị châm chích vào, có thể nhói theo đợt vài giây hoặc vài phút, thậm chí là cả vài giờ và lâu hơn nữa
  • Đau ở vùng trên xung quanh da mặt, vùng hàm, vùng trán, vùng mũi trán. Cơn đau tập trung tại một điểm hoặc có thể lan rộng ra.
  • Cơn đau thường xuất hiện tự phát hoặc có các tác nhân kích thích như cạo mặt, rửa mặt, nhai, nói to hoặc chạm vào mặt.

Ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị đau dây thần kinh V, thì phương pháp mổ nội soi thường được lựa chọn để điều trị bệnh lý này.

2 . Mổ nội soi hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh số V

2.1 Chỉ định và chống chỉ định mổ nội soi

  • Chỉ định mổ nội soi đau dây thần kinh số V khi người bệnh có chỉ định chữa cơn đau.
  • Chống chỉ định phẫu thuật nội soi khi người bệnh không chịu phẫu thuật nội soi; người bệnh không đủ khả năng gây chịu gây mê hoặc những người cao tuổi trên 70 trở lên

2.2. Phẫu thuật điều trị đau dây thần kinh V

Bước 1: Mở xương sọ: Rạch da 4cm theo các đường phân giác giữa góc xoang tĩnh mạch ngang và xoang tĩnh mạch xích ma. Bộc lộ xương sọ. Khoan sọ và mở rộng nắp sọ tại góc giữa xoang tĩnh mạch ngang và xoang tĩnh mạch xích ma. Đường kính mở sọ 2,53cm.

Bước 2: Mở màng cứng hình chữ T hoặc hình sao. Đặt kính vi phẫu hoặc nội soi 00. Kính vi phẫu dùng để sử dụng hút nước não tủy, và giúp đánh giá sơ bộ cấu trúc giải phẫu vùng góc cầu. Sau đó sử dụng ống nội soi để kết luận đánh giá các chi tiết các cấu trúc vùng này.

Bước 3: Thăm dò dây thần kinh số V: đánh giá toàn bộ chiều dài dây thần kinh V tại vùng góc cầu bao gồm từ vị trí cầu não tới khi dây V chui vào hố thái dương.

Bước 4: Xác định chèn ép giữa dây V và mạch máu (kính vi phẫu, nội soi):

Bước 5: Sau khi xác định chính xác vị trí, mức độ, số lượng mạch máu chèn ép dây V, bác sĩ sẽ tách dây thần kinh V ra khỏi mạch máu cho bệnh nhân . Cắt màng mềm bằng kéo sau khi phẫu tích tách mạch máu ra khỏi dây thần kinh số V. Chúng ta có thể sử dụng kính vi phẫu hoặc nội soi. Sau khi tách mạch máu ra khỏi dây thần kinh, đặt vật liệu nhân tạo hoặc cân cơ giữa mạch máu và dây thần kinh.

Bước 6: Sau khi kiểm tra rõ tình hình không có chảy máu tại góc cầu tiểu não, đóng kính màng cứng bằng chỉ không tiêu prolene 4/0 hoặc 5/0 .Bác sĩ sẻ phải vá màng cứng bằng cân cơ , màng xương khi màng cứng bị thiếu.


Phẫu thuật mổ nội soi chống chỉ định với người cao tuổi
Phẫu thuật mổ nội soi chống chỉ định với người cao tuổi

2.3 Theo dõi sau phẫu thuật điều trị đau dây thần kinh V

Sau khi phẫu thuật điều trị đau dây thần kinh V cần:

  • Điều trị sau mổ bằng các thuốc giảm đau, kháng sinh
  • Theo dõi sát tuần hoàn, hô hấp và tri giác ngay sau mổ cho bệnh nhân
  • Điều trị các triệu chứng như chóng mặt, nôn, buồn nôn, sặc, nghẹn

Đau dây thần kinh số V là biểu hiện của sự tổn thương nào đó và dễ chẩn đoán nhầm với bệnh răng miệng. Do đó, khi người bệnh có những biểu hiện như đau vùng mặt, cơn đau diễn ra đột ngột, nhanh chóng,... cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và được điều trị kịp thời. Nếu bệnh không thể điều trị bằng thuốc các bác sĩ sẽ cân nhắc việc mổ nội soi để điều trị đau dây thần kinh số V..

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe